Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Kỹ thuật trồng cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài

Cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia, tên tiếng anh là Aroid Palm, Arum Fern.
Cây kim tiền rất được nhiều người sử dụng để trang trí khu văn phòng làm việc, các phòng sếp, phòng khách hoặc có thể kê đặt tại phòng khách sạn nhà nghỉ sang trọng.
Cây kim tiền đẹp
Cây kim tiền đẹp sau khi đã trồng xong


Không những thế cây kim tiền còn được dùng làm quà, vật để biếu tặng nhau trong những ngày lễ, tết hay khai trương một cái gì đây.
Cây kim tiền Hà Nội đẹp không những sang trọng, hoành tráng khi được kê đặt trong nhà còn có ý ngĩa quan trọng như phát tài phát lộc, giúp gia chủ làm ăn may mắn giống như tên gọi của nó.
Kỹ thuật trồng cây kim tiền để sống lâu và bền.
+ Đất :
Đất trồng cây kim tiền nên chọn đất tơi xốp và có thể thoát nước nhanh ( cây kim tiền rất cần ít nước ). Nên tìm sỉ than  đập nhỏ và trộn với đất phù sa sông hồng.
 Ngoài ra còn thêm một lượng xơ dừa xay nhỏ cộng với vỏ trấu để có độ tơi xốp, thông thoáng. Không những trước khi trồng cây nên trộn thêm một ít phân lân để giúp cây có bộ rễ khỏe và mạnh để cây thuận lợi phát triển.
+ Chậu:
Khâu này cũng có phần quan trọng, để bất kể cây cảnh nào muốn sống được cần có đất, trong đất có chứa lượng chất dinh dưỡng để nuôi cây. Cũng chính vì thế nên chọn chậu trồng cây kim tiền làm sao phải có đủ lượng đất để đuôi cây. Chậu bé lượng đất sẽ ít hơn nên lượng nước trong đất chậu cũng sẽ dễ dàng bốc hơi hơn. Nên vì thế nên chọn chậu phải cân xứng với chiều cao kích thước và bầu của cây.
+ Cách trồng:
khi chọn được chậu và cây kim tiền tỷ lệ với nhau rồi , bước tiếp theo ta tiến hành trồng nó. Ta chuẩn bị đất như tôi đã hướng dẫn ở trên. Đất phù sa tơi xốp sông hồng + 1/3  vỏ trấu  + 1/3 xơ dừa + 1/3 xỉ than và trộn thêm một ít phân lân và đảo thật đều.
Cách trồng cây cảnh văn phòng cây kim tiền
Cách trồng cây cảnh văn phòng cây kim tiền

Trước khi trồng cây kim tiền vào chậu nên làm một động tác nho nhỏ lấy một mảnh sành lót đáy chậu, để tránh hiện tượng đất rơi rớt khi vận chuyển chậu cây.
Tiếp tục cho một ít đất vào chậu, khâu này nên áng chừng lượng đất làm sao lát nữa đưa bầu cây vào chậu không sâu quá hoặc bầu cây trồi lên trên. Nên khâu này rất quan trọng, vì trồng sâu quá cây cũng kém, trồng nông quá thì một thời gian các nhánh cây kim tiền ngã và tán cây xuề xòa.
Tiếp tục đưa cây vào và lần lược xúc đất đổ đều xung quanh gốc cây, động tác kèm theo dùng một đoạn gỗ dài 60cm có đường kính 3cm để thọc nét đất, đất vào đến đâu thọc chắc tới đó. Nhưng phải lưu ý trước khi thọc nén cần chỉnh đứng cây, không được để cây nghiêng. Động tác cuối cùng dùng tay gặt đất đều trên miệng chậu bằng phẳng và di chuyển chậu cây kim tiền, cây kim phát tài vào vị trí hạn chế nước mưa và ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
                                                                   Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan đẹp sống lâu

Cây cảnh văn phòng: cây thiết mộc lan
Cây cảnh văn phòng: cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan hay còn gọi là cây phát tài theo như tên tuổi của nó mang lại nhiều may mắn, phát tài phát lộc trong làm ăn buôn bán, hơn nữa cây thiết mộc lan đẹp mang đến cho không gian sống xanh của ngôi nhà càng dễ chịu hơn.
Cũng vì thế cây thiết mộc lan càng ngày càng được ưa chuộng hơn và dùng nhiều trong các văn phòng ty được phổ biến.
Để cây thiết mộc lan đẹp và bền trong nhà hay khu văn phòng làm việc, thì phải cần nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc tốt đảm bảo chất lượng. Sau đây Chúng tôi xin giới thiệu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan.
Cây phát tài là một trong loại cây cảnh có nguồn gốc xuất xứ những nước châu Phi nhi. Cây thiết mộc lan có hai loại: Cây thiết mộc lan ghép và thiết mộc lan gốc

Cây thiết mộc lan ghép có 5-7 thân trồng ghép lại vơi nhau chia thành 3 tầng tán cao thấp. Cây thiết mộc lan ghép có chiều cao trung bình 1.5-1.6m. Đường kính tán rộng 0.6m nên rất được ưa chuộng để trang trí vào các góc hay các vị trí hẹp.
Cây thiết mộc lan gôc được hiểu cây chỉ có một gốc chia thành 3-5 nhánh. chiều cao 1.7-2.2m. Vì đường kính tán rộng nên cây thiết mộc lan gốc chỉ hay trang trí vào phòng khách, sảnh hoặc nơi có vị trí rộng.
Hoa của thiết mộc lan có màu trắng nhạt, có mùi rất thơm . Cây trồng trong chậu làm cảnh nên đất trồng cây phải tốt, đất phù sa sông hồng, tơi xốp, thông thoáng
Cây thiết mộc lan rất dễ trồng, cây này có thể được trồng từ nhiều bộ phận trên cơ thể và nó có thể sống phù hợp trên nhiều môi trường khác nhau:
1. Môi trường nước

Cây thiết mộc lan cũng có thể làm cây cảnh thủy canh để trang trí trên bàn làm việc, hay khu văn phòng, vì tính nhỏ gọn và tiện dụng của nó. Vì sống bằng nước nên tuổi đời của cây không được cao , trung bình cây thiết mộc lan thủy sinh chỉ sống 2-4 tháng.
2.Cây thiết mộc lan ghép được trồng ghép 3-5 khúc.
  Các bạn nên chặt 1 đoạn từ thân cây để nhân giống cho thiết mộc lan, loại này cũng dễ sống, tuy nhiên, Loại này thời gian sống trung bình 6-8 tháng, nếu chăm sóc tốt có thể hơn một năm. 

Cây cảnh văn phòng
Cây cảnh văn phòng: cây thiết mộc lan
Nếu để trong mát thì chậu hoa kiểng của bạn sẽ quang hợp kém, bộ rễ không phát triển, nên mầm cây sẽ chuyển từ giai đoạn sung sức, khỏe khoắn, sang giai đoạn lá bắt đầu dài ra, mỏng dần đi và rủ xuống. Tuy nhiên, nếu để chậu ngoài trời, đủ nắng và được chăm sóc, thiết mộc lan sẽ phát triển bình thường, và rồi thành chậu cảnh thiết mộc lan khỏe mạnh.
3. Thiết mộc lan gốc được trồng một gốc to.
Được trồng bằng một thân to sau khi cắt phần ngọn. Loại này sức sống tốt và khỏe. trung bình có thể sống tới 2-3 năm. Tuy nhiên, nếu để hoàn toàn trong mát và lâu dài, gốc phát tài cũng mất sức dần và lụi đi. Chậu cảnh này sẽ phát triển mạnh khỏe, vào thời điểm cuối năm khi tiết trời se lạnh, thiết mộc lan còn có thể ra hoa là những chùm dài, và cho hương thơm ngát.

Cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan là loại cây thân gỗ, cây có độ bền cao khi sống trong điều kiện ánh sáng dâm mát . Cây thiết mộc lan dễ chăm sóc và nuôi dưỡng. Khi dùng trong nhà chúng ta nên có chế độ chăm sóc theo định kì, tuần 1 lần tưới nước cho nó, tùy vào chậu to nhỏ mà tưới cho phù hợp. Đồng thời lau lá và cắt tỉa lá vàng nếu có.
Chúc các bạn có cây thiết mộc lan đẹp!
Xem thêm: Cây văn phòng đẹp

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

cách trồng cây cảnh văn phòng đúng kỹ thuật

Cây cảnh văn phòng: Cây kim tiền
Chơi cây cảnh là một nghệ thuật, để trồng được cây văn phòng đẹp và thẩm mỹ có độ bền cao cũng là một nghệ thuật. Đòi hỏi người trồng cây cảnh cần nắm được chuyên môn và kỹ thuật cây trồng.

 Xem thêm: cây để bàn làm việc đẹp, xinh xắn dễ chăm sóc và có độ 
bền cao trong văn phòng làm việc.



 Để trồng được cây cảnh văn phòng đẹp và có độ bền cao không phải ai cũng có thể làm được, trồng đúng kỹ thuật để cây văn phòng sống lâu và luôn xanh là một vân đề quan trọng.
Chính vì thế muốn trồng cây cảnh văn phòng cần nắm được đặc điểm của từng loại cây cảnh văn phòng, ví như: cây ứa nước, cây không ưa nước, cây trồng nông, cây trồng sâu.
Để trồng cây cảnh văn phòng có độ bền cao thì có rất nhiều yếu tố tác động và quyết định lên nó. Nhưng quan trọng nhất chính là đất trồng cây. Đất trồng cây tốt nhất nên chọn đất phù sa tơi xốp, vì trong đất phù sa có lượng cát 30-40% nên vấn đề tơi xốp, thoát nước, hấp thụ, tản nhiệt và độ ẩm rất tốt.
Chọn đất trồng cây:
Đất trồng cây cảnh văn phòng
Đất trồng cây cảnh văn phòng
 Đất để trồng cây văn phòng nên chọn đất phù sa tơi xốp có lượng cát chiếm 30-40%, Ngoài ra nên trộn đất phù sa với trấu và xơ dừa vụn theo tỉ lệ 3:1:1 để tạo độ tơi xốp và thông thoáng. Không những để cây cảnh sống bền và lâu nên trong đất phải có chất dinh dưỡng thông thường trộn thêm một ít phân lân dạng bột để cây cảnh mới trồng có bộ rễ tốt và khỏe hơn.

 Xem thêm:   Cây kim tiền đẹp và giá ré tại Hà Nội hiện nay

Cách trồng cây cảnh vào chậu: 
trồng cây cảnh văn phòng
trồng cây cảnh văn phòng: cây kim tiền
 Khi có đất, có chậu và có cây cảnh thì tiếp theo ta trồng cây cảnh vào chậu. Để trồng cây vào chậu điều đầu tiên nên chú ý tìm miếng lót và lót đáy chậu để tránh đất rơi rụng ra ngoài.
Tiếp tục cho đất vào chậu, căn lượng đất làm sao để khi đưa bầu cây vào chậu trồng không sâu quá hoặc lồi trên miệng chậu. Thông thường bầu cây thấp hơn miệng chậu 5cm để sau này mình còn tưới tắm chăm sóc thuận tiện, và thêm một ít sỏi trắng cho bắt mắt.
Khi cho cây và đất vào chậu phải dùng một đoạn cây để nén chặt đất thì cây dễ dàng sinh trưởng và phát triền hơn. Nhớ rằng trước khi nén chặt cây, nên đặt cây thẳng không nghiêng về bên nào cả,
Tưới nước:
Sau khi trồng cây vào chậu, trước tiên nên tưới cho cây mỗi tuần 1 lần. Cây to thì nên tưới nhiều, cây nhỏ thì tưới ít.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Cách chọn cây cảnh đặt trong văn phòng làm việc


Cây văn phòng luôn được nhiều người lựa chọn để trang trí khu văn phòng thêm đẹp hơn. Ngoài ra còn thanh lọc không khí giúp người ở được thoải mái và dễ chịu hơn.
Cây cảnh văn phòng: Cây thiết mộc lan
Cây cảnh văn phòng: Cây thiết mộc lan

Tuy nhiên để chọn được cây văn phòng đẹp và hợp lý không phải đơn giản. Trước tiên anh chị nên chú ý khi chọn cây cảnh văn phòng đẹp phải phù hợp với tỉ lệ của căn phòng như: chiều cao, kích thước của cây, chậu, độ cao của nhà, chiều rộng của phòng, không nên chọn cây to và cao quá sẽ mất cảnh quan và mất cân đối giữa cây và ngôi nhà.
Cũng không nên chọn các loại cây cảnh có cành lá um tùm, xum xuê, dễ rụng lá hoặc có mùi quá nồng nặc, gây khó chịu cho giác quan.
Xem thêm: dịch vụ chăm sóc cây cảnh văn phòng tại Hà Nội chuyên nghiệp.


Cây cảnh văn phong : cây đại đế vương tím
Chậu nên chọn các loại chậu men sứ màu trắng ít hoa văn thông thường phổ biến để trang trí vào văn phòng. Không nên chọn các chậu có màu sắc lòe loẹt, màu khác thường dẫn đến rối mắt và mất cảnh quan.
Xem Thêm: Dịch vụ cho thuê cây cảnh văn phòng giá rẻ, đẹp chất lượng Tại hà Nội hiện nay.
Một số cây cảnh văn phòng hiện nay bền và dễ chăm sóc trên thị trường hiện nay ngoài việc làm đẹp còn có chức năng khử mùi, giúp không khí được thanh lọc: kim tiền, thiết mộc lan, vạn niên thanh, cau hawoai, trúc nhật, bạch mã, trúc nhật, đại đế vương tím....
Các phòng rộng, phòng khách, phòng họp nên đặt cây thiết mộc lan gốc để tôn lên sự hoành tráng của căn phòng.


Cây cảnh văn phòng: Cây đại đế vưowng tím
Cây cảnh văn phòng: Cây đại đế vưowng tím

Các phòng sếp, phòng sang trọng nên đặt các chủng loại cây sang trọng về hình dáng, ý nghĩa về phong thủy. Ví dụ như: cây kim tiền, thiết mộc lan gốc, tài lộc, cây đại đế vương tím và cây hạnh phúc vừa sang trọng lại vừa có ý nghĩa phát tài phát lộc, may mắn trong làm ăn buôn bán.

Ngoài ra khi chọn vị trí đặt cây cảnh cho phòng, quý khách nên chọn khu vực có ánh sáng, góp phần tăng thêm sức sống cho cây. Với khu vực cầu thang, hành lang… nên chọn loại cây có chiều cao vừa phải hoặc các loại dây leo bám trên tường, cành lá cắt tỉa gọn gàng không gây rườm rà, cản tầm mắt.

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Điều nên biết về cây kim tiền và cách trồng cây kim tiền



Cây kim tiền
Cây kim tiền
Cây kim tiền,Cách trồng cây kim tiền, cây kim phát tài cho kinh tế cao nhất
cây kim tiền, cây kim phát tài có hình dáng đẹp, lá to dày, bóng, mập mạp, màu xanh sẫm trông như lá giả bằng nhựa. Cây sống rất tốt có tuổi thọ trung bình 3-4 năm nhờ vào chăm sóc đúng cách.
 Cây kim tiền dân gian thường gọi là cây " kim phát tài " vì cây có hình dáng đẹp, lá mập, dày, xanh sẫm, có tuổi thọ cao nên được là cây Kim phát tài.
Thông thường hay buộc lên cây mấy sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt.

Được mệnh danh là cây " phú quý' có tác dụng phát tài phát lộc trong làm ăn buôn bán, và may mắn trong cuộc sống hàng ngày, khi sử dụng cây này hầu hết hợp tất cả các mệnh nên được nhiều người đem làm quà biếu tặng những ngày lễ, dịp tết, khai trương


Cây kim tiền có hoa sẽ mang đến nhiều lộc và may mắn nhất. Nên trang trí kê đặt cây ở hướng Đông, Đông-Nam trong nội thất, hay văn phòng, nhà ở...

Cây kim phát tài có thân to, Kích thước từ 0,4 - 0.8m, lá màu xanh bóng mượt, cây cho hoa màu trắng nhưng không đẹp. Ưu điểm của cây kim phát tài là dễ trồng, dễ nhân giống và thích hợp với mọi môi trường nên nhiều người sử dụng để trang trí nội thất. Kim phát tài nhân giống bằng lá hoặc bằng cách tách chiết. Một chậu phát tài 2 năm tuổi có thể tách ra hằng chục bụi để trồng. Do vậy mà hiện nay nhà vườn nào cũng có kim phát tài, nhiều vài ngàn chậu, ít nhất cũng vài trăm. Những nghệ nhân khéo tay còn tận dụng kim phát tài để làm kiểng Bonsai bằng cách tạo ra bộ rễ phơi bày lên mặt chậu trông thật ấn tượng, giá bán cao gấp hai ba lần kiểng thường.

Cây kim phát tài
Cây kim phát tài
Cây kim tiền thuộc cây cảnh họ thiên nam tinh, sống bền, xanh tốt. Thân cây mập mạp, nằm dưới mặt đất, trên mặt đất không có thân chính; mầm nảy nhiều và hình thành nhiều thân nhỏ.
cây cảnh văn phòng
Cây kim tiền cây cảnh văn phòng

Lá kép dạng to, cuống ngắn, chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2 - 3 năm và được thay thế không ngừng. Chính vì vậy Kim Tiền được coi là cây “phát” - Kim phát tài.

Trong môi trường tự nhiên, Kim tiền phát triển rất nhanh, có thể thành cây có bóng râm to cao. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủyvà rất đẹp mắt.

Cách chăm sóc
cây kim tiền
Cây kim tiền



- Vị trí: Trong nhà, gần cửa sổ hoặc khu vực ánh nắng mặt trời, ánh đèn chiếu vào
- Đất trồng: Đất cát màu mỡ, xốp, thoáng khí, có xơ dừa và trấu trộn đều giữ nước, thích đất có tính axits, kỵ đất có tính bazo
- Nhiệt độ: Thích hợp sinh trưởng ở nhiệt độ ôn hòa từ 15-30oC
- Tướ nước:tưới nước trung bình 1 tuần tưới một lần 500ml- 700ml... tùy thuộc mức độ chậu to và bé.
Xem thêm: cây cảnh để bàn

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Năm điều bạn cần để lựa chọn cây cảnh văn phòng.

Cây cảnh văn phòng
Cây cảnh văn phòng
Như mọi người biết rằng, trang trí cây cảnh văn phòng ở một vị trí thích hợp sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời đến không gian làm việc của bạn. Cây cảnh văn phòng sẽ mang đến cho không gian sống tràn ngập màu thiên nhiên, màu cây cối, một màu xanh của tự nhiên. Không những thế còn cải thiện chất lượng không khí văn phòng để tăng năng suất, đây chính là điều bạn cần để lựa chọn cây cảnh văn phòng.

 1. Điều hòa không khí trong phòng.
Theo tìm hiểu của NASA, không những mang lại một cảm giác ấm cúng, hòa đồng trong làm việc của bạn, trang trí cây văn phòng có thể giúp điều hòa không khí và cải thiện đến sức khỏe, tuổi thọ của con người.
Đến năm 1973, các nhà nghên cứu của NASA xác định 107 hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) trong không khí bên trong trạm không gian Skylab. Người sinh sống ở đấy thường bị cay mắt và khó khăn về đường hô hấp, sau đó biết được là hai trong số những nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng Xây dựng Bệnh.
Cạnh đó , B.C. "Bill" Wolverton, một nhà nghiên cứu về môi trường làm việc với quân đội Mỹ, nhận ra rằng thực vật đầm lầy thực sự loại bỏ chất độc da cam từ các mẫu nước. Nghiên cứu thêm trên ý tưởng này, Wolverton kiểm tra việc sử dụng các cây trồng trong nhà như một phương tiện cải thiện chất lượng không khí trong nhà và phát hiện ra cây trồng trong nhà giúp loại bỏ VOC từ không khí.
 2. Giảm stress
Trong nghiên cứu của mình tại Đại học Surrey ở Anh, sinh viên tâm lý học môi trường thạc sĩ HelenRussell đưa ra và tìm bằng chứng khoa học cho khái niệm đã được công nhận rộng rãi - thực chất là các cây xanh trong văn phòng có thể làm giảm căng thẳng.
Cũng nghiên cứu này, Russell khảo sát người tham gia để có một bài kiểm tra khó khăn trong một căn phòng chứa đầy thực vật, và so sánh độ dẫn da, nhịp tim và huyết áp với những ngườihoàn thành các thử nghiệm tương tự mà không có thực vật.
Trong ba loại phép đo thực hiện, dẫn da cho thấy có sự khác biệt lớn nhất giữa các nhóm tiếp xúc với các nhà máy văn phòng và những người đã lấy cây miễn phí kiểm tra. Tuy nhiên, kết quả của Russell cho thấy cây xanh giảm bớt căng thẳng cho người tham gia, và những người tham gia phục hồi từ sự căng thẳng một cách nhanh chóng hơn trong một môi trường thực vật nặng.
 3. Tăng năng suất làm việc
Chăm sóc cây cảnh văn phòng còn có thể đưa bạn thoải mái trong một ngày làm việc bận rộn, đây cũng có thể làm tăng sự tập trung và năng suất - cho phép bạn thực hiện nhiều hơn với ít căng thẳng.
Nhiều nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí Vườn môi trường," các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Washington cho biết các cây cảnh văn phòng giúp nhân viên hoàn thành công việc, tập trung hơn và hiệu quả hơn.
Nghiên cứu yêu cầu người lao động để hoàn thành một nhiệm vụ đơn giản trên một máy tính trong một căn phòng với các cây xanh và so sánh hiệu suất của họ với người lao động hoàn thànhnhiệm vụ tương tự trong cùng một phòng mà không có thực vật.
Kết quả cho thấy năng suất tăng 12% trong sự hiện diện của các cây xanh. Ngoài ra, người được kiểm tra trong phòng với các cây xanh báo cáo cảm thấy khoảng 10% chú ý nhiều hơn sau khihoàn thành nhiệm vụ so với những thử nghiệm mà không cần cây cảnh
Cây cảnh văn phòng
Cây cảnh văn phòng
 4. Làm cho văn phòng thoáng khí và dễ chịu
Phạm vi độ ẩm được đề nghị cho sức khỏe con người và tạo sự thoải mái là từ 30-60%, đặc biệt là vào mùa hè và mùa đông. Độ ẩm bên trong thấp có thể dẫn đến tăng sự mệt mỏi, khó chịuđường hô hấp và sự sụt giảm tổng thể tại nơi làm việc. Nhưng các nghiên cứu Đại học bang Washingtoncho thấymàu xanh lá cây có thể giúp khắc phục vấn đề này.
Kết quả nhận thấy rằng khi các cây cảnh để bàn đã được thêm vào một căn phòng, độ ẩm tương đối tăngđáng kể, nhưng không quá mức. Trong một trường hợp, độ ẩm tương đối không có cây xanhtrung bình 25%, và với các cây xanh trung bình 30% - đưa phòng vào trong phạm vi thoải mái lý tưởng.
  5. Giữ cho môi trường trong tâm trí của bạn
Cây cảnh văn phòng
Cây cảnh văn phòng
Đặt một chậu cây cảnh văn phòng tại bàn của bạn có vô số lợi ích cho sức khỏe. Nhưng đừng quên về những lợi ích vô hình mà một chậu cây cảnh tại nơi làm việc có thể thúc đẩy lối sống xanh của bạn.
Ngoài việc cải thiện môi trường văn phòng của bạn, chăm sóc cây cảnh trong nhà  mỗi ngày tại nơi làm việc nhắc nhở bạn về tầm quan trọng của nó là để chăm sóc cho trái đất và lý do tại sao thân thiện với môitrường sống rất có ý nghĩa với bạn.
Mỗi khi chăm sóc cây cảnh của bạn, chúng ta hãy đi lang thang tâm trí của bạn với những gì bạn yêu thích về môi trường, và chuyển những cảm xúc ấm áp mờ để thêm một vài thói quen sinh thái có ý thức thường xuyên tại nơi làm việc của bạn, chẳng hạn như giảm giấy sử dụng và bảo tồn năng lượng. 

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Điều cần biết về cây vạn niên thanh để trang trí vào văn phòng.


Điều cần biết về cây vạn niên thanh để trang trí vào văn phòng.
Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh là loại cây được mọi người lựa chọn để trang trí, kê đặt trong văn phòng làm việc, hay các hộ gia đình. Tuy nhiên thời gian mới đây những tin đồn về cây vạn niên thanh gây độc và không tốt cho phong thủy.
. đã có tin đồn cây vạn niên thanh đặt trong  nhà có độc làm chết người.
Theo thông tin truyền thông, sách báo lan truyền về cây vạn niên thanh " có thể giết chết một đứa trẻ trong vòng chưa đầy một phút và một người lớn trong vòng 15 phút" còn " nếu chạm vào cây mà sờ lên mắt có thể gây mù". Chính vì thế không nên dùng cây này để trang trí trong nhà.

Hiện tại trong họ ráy (araceae - họ thực vật một lá mầm, hoa kiểu cụm) có nhiều chi, trong đó chi hay được làm cây cảnh bao gồm Dieffenbachia (vạn niên thanh lá hoa, xuất xứ châu Phi), Aglaonema (minh ty, lượng ty, vạn niên thanh), Caladium (môn đốm, môn cảnh), Nephthys và Epipremnum (vạn niên thanh leo). Mỗi loại
Cutrên có độc hại và các đặc tính riêng, theo bảng sau:
Tên
Dieffenbachia
(Vạn niên thanh hoa)
Aglaonema
(Minh ty, vạn niên thanh)
Epipremnum
(Vạn niên thanh leo, trầu bà)
Rohdea japonica
(Vạn niên thanh Trung Quốc)
Xuất xứ
Nhiệt đới, chủ yếu từ châu Phi
Đông Nam Á
Châu Á, Australia)
Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản)
Hình ảnh
vn01-9820-1393294411.jpg
vn02-3817-1393294411.jpg
vn03-6975-1393294411.jpg
vn04-5176-1393294412.jpg
Đặc điểm
Cây cao khoảng 07-0.8m, có chấm ở lá. Trồng được trong nhà và ngoài trời
Lá kim hoặc trứng, hoa nhỏ không rõ rệt. Phiến lá loang màu bạc.
Lá to, đẹp hình trái tim thân leo
Lá dài hình mũi mác. Hoa nhạt màu vàng, dày đặc. Trồng làm cảnh.
Sử dụng
Một số nghiên cứu cho rằng có thể dùng cây này để kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư.
Được cho là cây cảnh mang lại may mắn.
Dùng trang trí, loại bỏ chất ô nhiễm trong nhà. Đôi khi trồng dưới nước.
Theo một số nghiên cứu, có thể dùng làm thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu, chữa bạch hầu...
Độc tính
Nếu nhai lá, sẽ gây cảm giác nóng rát, nổi mẩn, chảy nước dãi, một số ít trường hợp có phù nề nhưng hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng, sẽ khỏi khi dùng thuốc giảm đau.
Nhựa có độc tính, có thể gây mẩn ngứa, nhai lá có thể gây viêm, rộp vùng miệng, lưỡi, họng...
Có độc tính, gây kích ứng cho trẻ em và vật nuôi.
Không ăn được, và gây độc, nhưng lại dùng làm thuốc Đông y.
Cây vạn niên thanh là  cây cảnh văn phòng thường được sử dụng trang trí hầu hết trong nhà, công sở, bên cạnh đó cũng trang trí làm cảnh quan sân vườn biệt thự làm điểm nhấn
Trong phong thủy, việc sử dụng cây (có cả độc tính và lợi ích này) chứng tỏ người chủ có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh, càng thích hợp cho người làm trong lĩnh vực buôn bán, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới. Cây vạn niên thanh thường đặt để tạo sơn, hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục - chủ về khoa cử.
Cây đại niên thanh
Cây đại niên thanh
Nên có biển cảnh báo về độc tính của vạn niên thanh. Ảnh minh họa.
 Cũng vì cây vạn niên thanh đẹp và dễ bố trí trang điểm, nên muốn trồng vạn niên thanh nên đặt ở nơi công sở thì phải đặt cách xa trẻ em. Coi chừng và làm biển chỉ dẫn nghiêm cấm không sờ và đụng chạm tới cây.  Không nhất thiết phải bài xích quá đà, loại bỏ hoàn toàn cây này. 
Cách chăm sóc:
- Nước: Tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng. Mùa xuân, mùa hè cần phải tưới nhiều nước hơn, đất quá khô quá ẩm đều xuất hiện đốm trên lá. Cần phun đều nước trên mặt lá.

- Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, cần bón phân đạm để cây nhanh lớn. Cây đã trưởng thành hạn chế bón phân để giữ cho hình dáng cây ổn định.

- Đất: Phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Phải luôn giữ độ ẩm cho đất.

- Lá được lau chùi sạch sẽ, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để cây sinh trưởng, cần giữ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

- Đốm lá: Khô hay ẩm quá đều gây đốm lá. Cần kịp thời loại bỏ lá hỏng, vào thời kỳ đầu cần phun Bordo Mix nồng độ 0,5%-1%.

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Năm loại cây cảnh đẹp, dễ chăm sóc và có độ bền cao

Cây cảnh đẹp
cây cảnh đep: cây tài lộc để bàn
Bất kể ai cũng đều cần và muốn siêu tầm cây cảnh đẹp về trang trí cho ngôi nhà của mình. Nhưng cũng vì lí do bận rộn nên chọn những loại cây cảnh dễ sống và chịu hạn tốt, ít phải thường xuyên chăm sóc cắt tỉa tưới tắm.
Dưới đây là 5 loại cây cảnh đẹp và dễ chăm sóc có độ bền cao:
1. cây huyết dụ:
cây huyết dụ được mệnh danh là cây chịu hạn nhất và sống rất tốt tất cả các môi trường. Cây huyết còn được mọi người gọi tên là cây trầm dừa có nguồn gốc từ Madagascar. Cây có chiều cao kích thước 0.5-1.5m nên thường được trang trí làm tiểu cảnh tạo điểm nhấn hoặc có thể trồng sát tường làm bình phong.
Cây này rất thích ánh sáng trực tiếp, được ánh sáng chiếu nhiều lá chuyển sang màu đỏ tía. Chính vì thế không nên đặt trang trí trong nhà nơi thiếu ánh sáng, nên đặt các hành lang ban công, trước nhà hay tiền sảnh là tốt nhất. Tuy là cây chịu hạn nhưng không phải là không cần nước, tuần tưới một đến hai lần cho cây.

cây huyết dụ
Cây huyết dụ: trang trí làm tiểu cảnh hay đặt ban công, hành lang ngôi nhà
2. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ thuộc vào cây dễ chăm sóc, có hình dáng ưa nhìn, lá màu sắc đẹp có nhiều màu và có vằn ngang. cây tượng trương cho sự may mắn, và được coi là biểu tượng sức mạnh cá nhân.
 Cây cao khoảng 50 - 80cm, hoa trắng mọc thành từng chùm dài ở ngọn. 
Những cây này sống khỏe lại rất ưa mắt, sống chịu tốt trong bóng tối và bóng râm nên được liệt kê vào cây cảnh văn phòng
cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ: đặt trong văn phòng

3. Cây kim tiền
Cây kim tiền là chủng loại cây cảnh nội thất, cây cảnh văn phòng được nhiều ưa chuộng nhất trong thời giạn vừa qua. Cây này có hình dáng đẹp, phù hợp với mọi không gian có lá dày màu xanh biếc, thân cây mập mạp. Ngoài làm đẹp không gian xanh còn tượng trưng may mắn trong công việc, phát tài phát lộc. Chính vì thế nên cây này rất hay được biếu tặng ngày lễ tết.
Cây kim tiền rất dễ chăm sóc và có độ bền cao, là cây chịu hạn nên tuần tưới 1 lần. tưới nhiều gây ngập úng và chết.
cây kim tiền
cây kim tiền đặt trong văn phòng đẹp bền
4. Cây trầu bà tay Phật

Cây trầu bà tay Phật được trồng rất nhiều khoảng những năm 70. Cây chia thành cành nhánh, lá đơn xẻ thuỳ sâu, phiến lá dày , bóng, màu xanh đậm. Có thể nói, loài cây này mang phong cách “retro” cổ điển với phần lá rất đẹp, chịu được bóng râm, rất thích hợp trồng trong chậu bày nội thất hoặc trong sảnh lớn. Thông thường, chậu trầu bà được đặt trên khay sỏi có nước nhằm cung cấp độ ẩm cho cây.

Cây trầu bà tay phật
Cây trầu bà tay Phật rất đẹp, dễ trang trí nhà.

5.Cây thiết mộc lan:
cây thiết mộc lan được xem là cây cảnh văn phòng được nhiều người lựa chọn nhất. Cây này rất dễ trang trí vào văn phòng, hầu hết chỗ nào cũng có thể đặt phù hợp. Ngoài ra cây này rất dễ chăm sóc và có độ bền cao. cây có thể chịu hạn tốt 1-2 tuần không tưới cây vẫn sống xanh tốt bình thường. Thông thường nên 1 tuần tưới cho nó một lần là tốt nhất.
Cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan: cây cảnh văn phòng
 Thân ái chào các bạn !



Cách trồng và chăm sóc cây cảnh thủy sinh để bàn

Cây cảnh thủy sinh
Cây cảnh thủy sinh
Cây cảnh thủy sinh thời gian gần đây rất được nhiều người lựa chọn, vì loại cây này được trồng trực tiếp vào môi trường nước nên độ bền cao và đẹp. Ngoài ra cây cảnh thủy sinh rất tiện tợi trong việc chăm sóc, tưới tắm bón phân. Chính vì thế dân văn phòng hiện nay thường sử dụng cây cảnh để bàn làm việc bằng những cây cảnh thủy sinh trong mùa hè mà không cần bận tâm chăm sóc và tưới nước.
 
Dưới đây chúng tôi chia sẽ cách trồng, chăm sóc cây cảnh thủy sinh để bàn làm việc như sau:
1. Trồng:
+ chọn những khóm cây to đẹp, có bộ rễ khỏe, mập mạp
+ Sau khi chọn xong cây có bộ rễ tốt, ta lọc bỏ đất khỏi bộ rễ của nó bằng biện pháp nhúng cây vào một chậu nươc to và lắc đi lắc lại, làm nhẹ nhàng tránh hiện tượng rễ bị dập, bầm sẽ gây thối.
+ Tìm bình phù hợp với cây mình lựa chọn và cho cây vào bình.
+ Sau khi cho cây vào bình ta đổ nước vào bình và tráng đi tráng lại 2-3 lần để nước được sạch. Nước trồng cây thủy sinh không được ngập bộ rễ của nó. Giai đoạn đầu mới trồng lượng nước nên đổ 1/3 bộ rễ của nó. Nếu nhà nào có điều kiện thì nên một vài giọt dịch thủy sinh để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
2 Chăm sóc:
Cây cảnh thủy sinh
Cây cảnh thủy sinh

+ Cây thủy sinh cây cảnh để bàn nên đặt ở ánh sáng bình thường, tránh ánh sáng trực tiếp và nước mưa ngoài trời, không nên đặt ở những nới không có ánh sáng, ánh sáng yếu và không có người ở. Có người ở, hay qua lại giúp tất cả cây cảnh sinh trưởng tốt hơn.
+ Đối với cây thủy sinh chưa ổn định mới trồng vào chậu nên thay nước thường xuyên 3 ngày/1 lần
+ Thông thường nên thay nước 7-10 ngày/ lần đối với cây đã ổn định. Không nên để nước quá lâu vì để nước quá lâu sẽ xuất hiện nhiều khi khuẩn có hại cho cây, không những thế chất dinh dưỡng trong nước cũng hết dần.
+ Mỗi lần thay nước không nên rút cây ra khỏi bình tránh ảnh hưởng đến bộ rễ, tuyệt đối nước không được ngập bộ rễ.
  Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây cảnh thủy sinh để bàn, mong rằng sẽ góp phần giúp các bạn trồng được cây cảnh đẹp như mong muốn. Chúc các bạn thành công !