Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Kỹ thuật phục hồi cây thiết mộc lan gốc đã bị kém không còn sử dụng được

Cây thiết mộc lan thuộc vào cây văn phòng có tên khoa học là Dracaena fragrans, dùng để trang trí trong nhà, tòa nhà cao tầng, khách sạn, nhằm làm đẹp không gian sống xanh, không những thế cây thiết mộc lan còn có khả năng hấp thụ Fomaldehyde, làm sạch không khí, khử bớt các khí độc sinh ra do hiệu ứng nhà kính hoặc do sử dụng điều hòa lâu ngày. Hơn nữa cây thiết mộc lan còn rất tốt đến phong thủy, mang đến cho người chơi cây nhiều may mắn, tài lộc.
Cây thiết mộc lan gốc
Cây thiết mộc lan gốc đẹp


Chính vì thế mà cây thiết mộc lan tại Hà Nội thời gian gần đây được giới văn phòng chọn lựa rất nhiều.
Cây thiết mộc lan có 2 lại chủ yếu: Cây thiết mộc lan ghép và Cây thiết mộc lan gốc.
Cây thiết mộc lan ghép có chiều cao 1.5-1.7m, và có thể sống 1.5-2 năm trong văn phòng, 
Cây thiết mộc lan gốc có chiều cao 1.6-2,5m cũng có cây cao gần và hơn 3m. Loại này có tuổi đời ở trong văn phòng lâu hơn cây thiết mộc lan ghép. Chúng có thể sống lên tới 3 năm nếu biết cách chăm sóc.
  • Hôm nay Cây cảnh Nhật Hiếu xin giới thiệu về cách phục hồi cây thiết mộc lan gốc bị kém sau khi được đưa từ trong nhà ra vườn.
Như chúng ta được biết tất cả cây cảnh  để trong văn phòng, trong nhà sau một thời gian cây sẽ có hiện tượng vàng lá và chết dền chết mòn. Cây thiết mộc lan gốc này cũng vậy, sau khoảng 2-3 năm thì cây có hiện tượng vàng lá, mầm chồi không còn sức để phát triển đến lúc này chúng ta di chuyển cây ra một vị trí có ánh sáng như vườn. Một số người thấy cây thiết mộc lan tình trạng như thế này liền đem vứt bỏ nó đi tưởng chừng như không dùng được nữa. Nhưng thật sự biết cách chăm sóc thì cây thiết mộc lan này sau 2-3 tháng có thể chơi lại bình thường và còn đẹp hơn xưa.
b1:
Trước tiên chúng ta dùng kéo cắt cành hoặc cưa nhỏ cưa tất cả các cành nhánh, không nên tiếc bất kì cành nhánh nào như( hình minh họa ). Mình cắt cụt sau một thời gian sẽ nẩy mầm mới và đẹp hơn.
Cách chăm sóc cây thiết mộc lan
Cách chăm sóc cây thiết mộc lan
b2:
 Sau khi cắt tất cả các cảnh nhánh liên quan đến mầm cũ, ta tiến hành bôi vôi lên vết cắt ( vôi bột pha với nước ở dạng đặc sệt ). Khâu này rất quan trọng, khi vôi được bôi lên vết cắt không những có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn rất tốt mà còn chống thối có hiệu quả. Khâu này cũng quyết định số lượng nảy mầm sau này nên khi bôi vôi phải thật cẩn thận và rộng ra cả vết cắt.
Cách phục hồi cây thiết mộc lan
Cách phục hồi cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan sau khi đã cắt cành
Cây thiết mộc lan sau khi đã cắt cành
b3:
 Xới xáo đất và bón thêm phân: Đất cần được xới xáo nhuần nhuyễn, thay đất mới để cây sinh trưởng và có sức bật mầm tốt hơn. Ngoài thay đất thì nên bón thêm phân Lân P2o5 để kích thích nảy chồi, mầm,.
Cắt cành bôi vôi cây thiết mộc lan
Cắt cành bôi vôi cây thiết mộc lan đúng tiêu chuẩn
b4:
Cây mới được cắt cành và thay đất bón thêm phân nên thời điểm này cây cần nước,  nên phải thường xuyên xem độ ẩm của cây để tưới nước cho phù hợp.
Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét