Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Đôi nét bàn về " CỔ KÌ MỸ VĂN " trong Cây cảnh nghệ thuật

Theo ý kiến của cá nhân tôi, "CỔ KÌ MỸ VĂN" tiêu chí mong muốn đạt được trong nghề chế tác cây của chúng ta tưởng rằng đơn giản nhưng thật khó ...!

"CỔ KÌ MỸ VĂN" là cụm từ Hán Việt nhằm mô tả đánh giá về tổng thể một tác phẩm CCNT, trong đó :
"CỔ" là xưa, là lâu năm, nói về cây tức là cây được nhiều năm tuổi.
"KÌ" theo tôi có 3 khía cạnh :Một là sự kì lạ, lạ thường do thiên nhiên và năm tháng tạo nên, ở cây cảnh gọi là dị thảo.Hai là sự kết hợp giữa tự nhiên và con người với sự kì công, tài hoa của người chế tác, biến sự dị thường đó thành tác phẩm CCNT mang tính độc đáo, đem đến sự kì thú cho người thưởng ngoạn, đó là điều thứ ba.Vậy 3 khía cạnh của "KÌ" là kì lạ, kì công và kì thú.
alt
"MỸ" nghĩa của nó cũng rất rộng nhưng đơn giản đi "MỸ" là vẻ đẹp, là sự hoàn hảo.
"VĂN" nôm nà là tính chất văn học trong thi ca, nhạc hoạ ...Để có những tác phẩm hay và đẹp, mọi bộ môn nghệ thuật đều phải có chất "VĂN" bởi "VĂN" là tâm hồn, trí tuệ của người làm nghệ thuật.Ngoài ra, "VĂN" còn là tính chất văn hoá trong nhiều khía cạnh của đời thường, nói gọn lại là tính nhân văn.Còn "VĂN" trong CCNT chúng ta là ý đồ, ý tưởng của người chế tác mang lại hồn cho cây, hồn cho tác phẩm, là tính nhân văn trong mọi lĩnh vực của nghề cây.Trong 1 tác phẩm CCNT, chất "VĂN" thường gắn liền với 3 yếu tố "CỔ, KÌ, MỸ", bởi nếu thiếu sẽ làm tác phẩm trở nên vô hồn dù có cầu kì đến mấy sẽ giảm tính thuyết phục khi thưởng ngoạn, mất đi phần nào sự sinh động của tác phẩm.Chất "VĂN" trong lĩnh vực CCNT chúng ta thường làm cho người chế tác và người thưởng ngoạn dễ đồng cảm, gần gũi nhau.
alt
Có những tác phẩm nghệ thuật nói chung, CCNT nói riêng chỉ nhìn một lần mà hút hồn ta mãi không thể quên, đó là hồn của tác phẩm, chất "VĂN" trong nghệ thuật.
Tuy chữ "VĂN" đứng cuối trong 4 yếu tố "CỔ, KỲ, MỸ, VĂN" nhưng nó bao trùm toàn bộ ý nghĩa bởi nó là xuất phát điểm để tạo nên được một tác phẩm CCNT "CỔ, KỲ, MỸ, VĂN" đúng nghĩa của nó.
Đơn giản có vậy thôi thế mà có khi cả một đời người tìm tòi, học hỏi, trăn trở chế tác những mong đạt được ý tưởng "CỔ, KỲ, MỸ, VĂN" mà mãi vẫn chẳng thành."Đời người thì mong manh, nghệ thuật thì vĩnh cửu" để rồi một lúc nào đó đào sâu chôn chặt theo cõi hư vô may ra mới thực hiện được phần nào của ý tưởng.Làm nghệ thuật là như vậy đó, một đời trăn trở nhưng đã mấy ai có được những tác phẩm nghệ thuật thực thụ để lại cho đời-thật ít phải không các bạn?

Chơi cây cảnh kiểu... lâm tặc!

Mấy năm nay, ở quê tôi, nhiều người rủ nhau vào các khu rừng già tìm những gốc cây sống lâu năm, có hình dáng đẹp để cải tạo thành cây cảnh. Nhiều cây bồ đề, sanh, bằng lăng... có đường kính 0,6 – 1m bị đốn hạ không thương tiếc.

Những tay chơi cây cảnh kiểu này thường biện minh rằng chỉ những người chặt cây đốt than hay khai thác gỗ bán trái phép mới gọi là lâm tặc, còn họ là những người thức thời vì biết làm giàu bằng cách tận dụng tài nguyên rừng. Trên thực tế, nhiều gốc cây to sau khi được các tay chơi cây cảnh dày công cải tạo có giá lên đến hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, song song với lợi nhuận họ thu được, mỗi ngày rừng già phải tiễn biệt thêm biết bao cây cổ thụ.

alt
Cây cảnh cổ thụ vừa chuyển về chuẩn bị trồng gửi trước khi bán cho khách hàng.
alt

 Cây cảnh cổ thụ
Tài nguyên rừng của nước ta đang bị tàn phá nặng nề và hậu quả của nó là thiên tai, hạn hán ngày càng dữ dội. Trong khi Nhà nước và các ngành chức năng đang ra sức chống lại nạn chặt phá rừng bừa bãi thì nhiều người vẫn mượn danh chơi cây cảnh để ngang nhiên tàn phá tài nguyên quý giá của đất nước. Điều đáng nói là vì mang danh chơi cây cảnh nên những đối tượng này không bị ngành kiểm lâm và lực lượng chức năng xử phạt. Mỗi ngày, họ vẫn ngang nhiên thuê phương tiện cơ giới hiện đại vào rừng chở hàng chục gốc cây cổ thụ về bày ở sân, vườn chờ sửa sang, cải tạo.

Gấp rút bảo vệ cây cảnh bạc tỷ tại Bảo tàng Hà Nội

Trong và sau đại lễ, du khách đã làm hư hỏng một số cây cảnh có giá trị, thiết bị của bảo tàng cũng bị tháo trộm. UBND Hà Nội vừa yêu cầu công an thành phố bố trí ngay lực lượng chuyên nghiệp để bảo vệ.Công trình Bảo tàng Hà Nội được khánh thành vào ngày 6/10. Trong dịp đại lễ, bên ngoài khuôn viên bảo tàng đã trưng bày hàng trăm cây cảnh, sinh vật cảnh có giá trị của Hội sinh vật cảnh các tỉnh và thành phố Hà Nội. Trong và sau đại lễ, lượng khách đến tham quan khu vực này rất đông, một số du khách đã làm hư hỏng cây cảnh có giá trị.
Nhiều cây cảnh có giTrong và sau đại lễ, du khách đã làm hư hỏng một số cây cảnh có giá trị, thiết bị của bảo tàng cũng bị tháo trộm. UBND Hà Nội vừa yêu cầu công an thành phố bố trí ngay lực lượng chuyên nghiệp để bảo vệ.
Công trình Bảo tàng Hà Nội được khánh thành vào ngày 6/10. Trong dịp đại lễ, bên ngoài khuôn viên bảo tàng đã trưng bày hàng trăm cây cảnh, sinh vật cảnh có giá trị của Hội sinh vật cảnh các tỉnh và thành phố Hà Nội. Trong và sau đại lễ, lượng khách đến tham quan khu vực này rất đông, một số du khách đã làm hư hỏng cây cảnh có giá trị.
alt
Nhiều cây cảnh có giá trị hàng tỷ đồng được trưng bày tại khuôn viên bảo tàng Hà Nội. 
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phải tổ chức bảo vệ toàn bộ khu vực trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm hội nghị quốc gia và Cung triển lãm quy hoạch quốc gia; phối hợp với đơn vị liên quan lập kế hoạch, dự trù kinh phí để tổ chức bảo vệ, báo cáo UBND thành phố xem xét.
Ngoài ra, lượng khách đến tham quan bảo tàng Hà Nội khá đông, lực lượng bảo vệ đã phát hiện có hiện tượng tháo trộm thiết bị công trình.UBND Hà Nội yêu cầu công an thành phố bố trí ngay lực lượng chuyên nghiệp để bảo vệ toàn bộ khu vực bên trong bảo tàng 24/24h, bảo vệ an toàn các hiện vật, cổ vật đang được trưng bày và thiết bị lắp đặt trong công trình; đồng thời lập kế hoạch, dự trù kinh phí để tổ chức thực hiện có hiệu quả, báo cáo UBND thành phố xem xét. UBND thành phố Hà Nội giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phải tổ chức bảo vệ toàn bộ khu vực trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm hội nghị quốc gia và Cung triển lãm quy hoạch quốc gia; phối hợp với đơn vị liên quan lập kế hoạch, dự trù kinh phí để tổ chức bảo vệ, báo cáo UBND thành phố xem xét.

Kỹ thuật uốn các cành (thân) to

Đối với các cành to, có nhiều phương pháp để uốn: Các loại tùng có thể chẻ thân, các cây cảnh khác có chẻ chữ V, nhưng cũng có 1 số cây chẻ thân hay chẻ V quá sâu có thể làm cây chết, có 1 phương pháp để áp dụng cho việc uốn cành to này:

Cành to như hình:



Dùng máy cắt xẻ 1 rãnh nhỏ dài bẳng với đoạn cong dự tính cành sẽ cong theo:



Dùng lưỡi cạo khoét hơi sâu xuống 1 chút, sao cho lát sau đặt khoảng 1 cộng dây nhôm cứng vừa bị ngập sâu:




Đặt thêm 1 cộng nhôm nhỏ để tạo lực tránh bị bật lại:

Dùng dây nhựa hoặc cao su non quấn chặt lại:





Dùng dây nhôm cứng đủ lực quấn chuẩn bị uốn:


Tạo dáng Bonsai từ một phôi đơn giản.

Rất vui lòng đón nhận sự đóng góp ý kiến của anh em để topic thực sự hữu ích với những ai yêu thích cây cảnh nói chung và bonsai nói riêng.

Trước khi đi vào Phần I, mời các bạn xem qua một số kiểu dáng cơ bản của bonsai:




Có rất nhiều kiểu dáng khác nhau của 1 cây trong tự nhiên, các nghệ nhân đã đúc kết và qui lại thành 05 dáng đặc trưng nhất. Từ 5 dáng cơ bản trên đây có thể tùy biến thành nhiều kiểu dáng khác nhau.



PHẦN I

TẠO DÁNG TRỰC VỚI CÂY 1 THÂN


Cây phôi được khai thác ngoài môi trường thiên nhiên:


Cắt phôi:

Việc xác định kiểu dáng cây trước khi cắt là hết sức quan trọng. Nó quyết định lớn đến sự hình thành và phát triển của cây sau này. Có thể dựa vào tiêu chí để định hướng cho 1 bonsai trong tương lai đẹp, đó là, gốc nở ngọn thon (vút, côn, kim tự tháp), tỷ lệ hợp lý giữa đường kính gốc và chiều cao cây khoảng 1/6.


Hình trên cho ta thấy vị trí cao nhất của vết cắt chéo có độ cao = 2 lần đường kính thân và vị trí mặt cắt thấp = với đường kính thân.

Mặc định Qúa trình tạo Dáng cây Mâm Xôi Con Gà.

Hình ảnh cây Mâm xôi con gà khi Mới mua(Cường Họa Sỹ)


Xuất Phát điểm Là Một cây Phôi không có Gì đặc biệt
Hình ảnh Cây chụp năm 1996




anh chụp năm 1997




Ảnh chup năm 1999.




ảnh Chụp gần đây nhất.Chủ nhân hiện tại và Nhà báo Xuân Lập


trong ảnh anh thành Vàng(Chủ nhân của cây) và Bác Xuân lập(anh thành đeo Kính)

---------------------------------------------------------------------------------

Mặc định Kỹ thuật đục vặn cành lớn cây sanh của

Đây là 1 kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác cao và tay nghề vững, các bác nào chưa làm cứ tập dần rồi sẽ quen.

Vì mùa này là mùa làm cây cảnh nên em sẽ post 1 cách hiệu quả nhất về cách uốn cành loại lớn trên cây sanh.
Ngoài ra còn có phương pháp xử lý rễ sanh công nghiệp và tạo sẹo cho thân rễ có nét quái.

1. Uốn, vặn những cành lớn (áp dụng cho những phôi sanh khai thác, phôi công nghiệp, phôi loại lớn)
:

- Đầu tiên ta định hướng chỗ cần vặn rồi đục 1 rãnh xuyên thủng sang bên kia khoảng 10-15cm
- tiếp theo ta quấn 1 lớp dây chun (xăp xe đạp cắt ra) vào phần vừa đục quấn chặt rộng hơn phần vừa đục.
- Dùng 2 tay nắm vào cành với khoảng cách 30cm từ chỗ đục và 50cm đến tay kế tiếp, Khéo léo vặn từ từ theo hướng cần vặn vừa dùng lực bẻ ra hương đó vừa vặn cành xoắn. Lưu ý làm từ từ (trong khi làm ta sẽ nghe thấy tiếng rắc rắc đó là tiếng vỡ của cành kệ nó không sao)
Thường thì vặn chỉ vặn góc 15 độ thôi nếu vặn quá sẽ gãy hỏng cành.



Sau khi vặn xong ta dùng dây thép loại nhỏ níu nó lại để nó không bị trả cành.

Và thành quả:



2. Đục sẹo trên thân rễ phụ và xử lý rễ bệ công nghiệp:
- Hình cây lúc chưa xử lý:


bắt đầu tiến hành
Chọn những rễ to xấu ta loại bỏ nó bằng đục



Đục sẹo trên thân cách này sau 1 năm ta nuôi cây nó ăn liền vào 2/3 trông rất quái và bắt mắt:





Đây là 2 phương pháp mà thường dùng đối với những cây cỡ lớn rễ bệ chi cành to.

Chúc các bạn có được cây như ý!

Chơi cây cảnh bạc tỷ: Nghề chơi siêu lợi nhuận

…Nhiều người coi chơi cây là một nghề, phải học hỏi, phải có vốn, phải trả giá... bởi lợi nhuận hợp pháp mang lại từ cây thì không gì sánh được…Ở thành phố ngã ba sông Việt Trì, Phú Thọ mấy năm nay dấy lên trào lưu chơi cây cảnh “quý tộc”. Nếu không tận mục sở thị, ít ai tưởng tượng được có những cây cảnh đẹp và giá trị tới mức đã có người trả tới hàng triệu USD mà chủ nhân vẫn kiên quyết không bán. Khi về Việt Trì nhìn ngắm những cây đẹp, đắt hàng đầu Việt Nam và trò chuyện với chủ cây, chúng tôi nhận ra chơi cây cảnh còn là một nghề kinh doanh siêu lợi nhuận, nhưng với ai non kinh nghiệm sẽ phải trả giá rất đắt và nghiệt ngã.
Càng cổ càng có giá
 Giới chơi cây trong nước, nhiều người người biết tiếng anh Phan Văn Toàn (sinh năm 1960), hiện là chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP Việt Trì. Sở dĩ nhiều người biết đến anh Toàn là vì anh đang sở hữu những cây cảnh thuộc vào hàng “topten” cả nước về độ độc và đắt, cũng là người gần chục năm nay chỉ mua vào mà không bán ra một cây cảnh nào.Trong vườn anh Toàn hiện có tới 400 cây cảnh, chủ yếu là cây sanh. Nhà luôn có khách viếng thăm từ nhiều tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội... Cây mang giá trị thấp nhất cũng không dưới 50 triệu đồng. Nhưng theo anh Toàn, không phải cây càng đắt thì càng giá trị, mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa.
alt
Cây tùng đánh dấu bước ngoặt cuộc đời anh Phan Văn Minh.
Để có được bộ sưu tập này, anh Toàn đã lăn lộn ra Bắc vào Nam, lên rừng xuống bể lùng sục tìm kiếm. “Cứ nghe tin ở đâu có cây đẹp là tôi với ông bạn chí cốt (anh Nguyễn Tuấn Anh, thư ký Hội Sinh vật cây cảnh TP Việt Trì - PV) lại mò đi. Nhiều chuyến đi cả tuần nhưng về tay trắng. “Có lúc thấy cây đẹp, ưng ý rồi, nhưng thuyết phục để người ta bán cho mình mới là điều cực kỳ khó”- anh Toàn kể - “Tôi phải trình bày cho họ thấy mình là người chơi cây thực sự, đam mê thực sự, chứ không phải người thương lái, buôn cây. Nhiều người chủ cây nói với tôi: Chắc chắn họ không bao giờ bán cho thương lái”.Theo anh Toàn, giá trị cây được đánh giá ở hai mặt: Giá trị lịch sử (độ tuổi) và tính nghệ thuật. Cây có độ tuổi càng cao thì càng đắt. Với những cây độc nhất vô nhị thì thậm chí nhiều khi không thể định giá vì giá trị của nó quá lớn. Trong vườn anh Toàn hiện có những cây cực quý. Đó là những cây sanh có độ tuổi trên dưới 300 năm, cây lộc vừng độc nhất vô nhị, cây đề đẹp nhất Việt Nam... Mỗi cây là cả một câu chuyện dài về thân phận của nó cũng như cái “duyên số” giữa anh Toàn và cây ấy. Chẳng hạn như cây “Ông Bụt” xuất phát từ Huế, cây này có tuổi đời tới 300 năm. Sau đó, một người tận Thái Nguyên mua lại, rồi bán về Tam Đảo... tới bây giờ thì nằm trang trọng giữa vườn anh Toàn. Hay như cây “Lực sĩ” có tuổi đời khoảng 150 năm, nó là một trong những cây nổi tiếng nhất Hà Nội, giờ cũng nằm trong vườn anh Toàn. Hoặc cây “Dáng làng” tuổi đời cũng ngót 200 năm, nguyên của anh Cường “họa sĩ” đã thành danh ở đất Hà thành về cây cảnh, từ Hà Nội lưu lạc về Hà Tây, rồi mới về Việt Trì. Cây này còn có tên khác: cây TV đen trắng, vì khởi tích, nó được chủ nhân đổi ngang lấy chiếc TV đen trắng...Vẻ đẹp của những cây cảnh cổ có thể khiến người xem đứng ngắm ngơ ngẩn hàng tiếng mà không chán. Những cây quý như thế giờ không còn nhiều. Vì thế giá trị của nó lại càng được nâng lên. Đã có người trả anh Toàn 1,2 triệu USD để mua lại cây “Ông Bụt”, nhưng anh Toàn không bán. Cây “Dáng làng” giá trị của nó cũng tương đương.
Nghề chơi siêu lợi nhuận
Ai chơi cây cảnh “quý tộc” cũng đều hiểu rất rõ câu chuyện vừa chơi vừa kiếm bộn tiền từ cây. Nhưng thực hiện được điều ấy hay không, không phải ai cũng có thể! Anh Phan Văn Minh (SN 1971), hiện là phó chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP Việt Trì, dù mới bước chân vào nghề được 4 - 5 năm nay, nhưng nhắc tới tên tuổi anh thì nhiều người không lạ. Dạo trước, anh Minh lặn lội tới tận Bạc Liêu để mua về đôi cây tùng với giá 1,6 tỷ đồng. Thương vụ ấy đã khiến giới chơi cả TP Việt Trì bàng hoàng, vì tiền lệ chưa từng có ai mua cây tới tiền tỷ như thế. Chuyến xe chở hai chiếc cây bạc tỷ đầy gian truân từ Nam ra Bắc đã đội chi phí lên tới 50 triệu đồng. Về tới Việt Trì an toàn, anh Minh thưởng thêm cho nhà xe 20 triệu đồng nữa. Hai cây này cũng đánh dấu bước ngoặt cuộc đời anh, chính thức bước chân vào làng chơi cây. Và mới đây, anh Minh đã bán đi một cây cho khách chơi trong Sài Gòn với giá... 1,6 tỷ đồng. Lại một chuyến xe gian khổ để chuyên chở cây bạc tỷ lộn ngược trở lại theo hành trình cũ. Cây còn lại đẹp hơn, đắt giá hơn thì anh trồng trang trọng trong vườn và không có ý định bán nữa. Theo anh Minh, giá trị của nó rất khó định đoạt trong thời điểm này. Trong vườn nhà anh Minh có khoảng hơn chục cây, được bố trí sắp xếp rất đẹp. Tuy ít, nhưng số cây ấy có giá không dưới 10 tỷ đồng.
   Với anh Toàn, mấy cây “triệu đô” mà người ta đánh tiếng trả giá, anh cũng mua lại với giá từ vài chục tới vài trăm nghìn USD. Tới nay giá trị của nó đã lớn gấp nhiều lần. Anh Toàn nói: “Tôi chơi cây chính xác là 7 năm nay, giá cây chưa bao giờ giảm mà bây giờ đã lên gấp 10 lần so với thời điểm 7 năm trước”. Anh Toàn mong muốn mô hình trồng cây cảnh sẽ được nhân rộng trong dân gian, để tăng thu nhập cho người dân: “Cây cảnh mang lại giá trị kinh tế rất cao. Một cây mua 15 - 20 triệu đồng, sau 1 năm có thể bán tới 70 - 80 triệu đồng. Nông dân không có vốn, có thể xin hạt về ươm, chăm. Sau 5 năm mỗi cây đã có thể kiếm được tiền triệu. Tiềm năng của cây cảnh là rất lớn nhưng nhiều người chưa biết, hoặc chưa có điều kiện tận dụng”.
   Câu chuyện về những cây cảnh bạc tỷ thường là “dây cà ra dây muống”, rất dài dòng và vô cùng thú vị. Có vui, buồn, sung sướng, hạnh phúc, đau khổ... Chuyện giới tỷ phú Việt Trì chơi cây chỉ như lát cắt nhỏ trong thế giới chơi cây mà thôi. Ở khắp nơi hàng ngày vẫn có hàng nghìn người ngày đêm lùng sục mua cây, vì cả lòng đam mê lẫn lợi nhuận.

Đồng Tháp: Hội thảo phát triển hoa kiểng

Hội thảo sinh vật cảnh Đồng Tháp
Cây Cảnh Việt Nam - Hội thảo do sở NN&PTNT tổ chức vào ngày 5-12, tại khu du lịch Mỹ Trà, với sự tham gia của các diễn giả là Phó giáo sư, Tiến sĩ giảng viên trường Đại học Cần Thơ và hơn 200 nhà vườn trồng hoa trong tỉnh đến tham dự. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Sinh vật cảnh và Thương mại ĐBSCL. Tại hội thảo, các diễn giả đã báo cáo các đề tài được các nhà vườn trồng hoa trong tỉnh quan tâm, như việc cải thiện các giống hoa hồng ở ĐBSCL, đặc biệt là ở làng hoa Sa Đéc có nhiều nhược điểm như mau tàn, lộ nhụy khi nở, màu sắc chưa đa dạng, hoa ít cánh,.. chuyển sang các giống nhập nội có nhiểu ưu điểm như màu hoa, cấu trúc đẹp, lâu tàn, cành to khỏe...; phương pháp nhân giống các loại hoa hồng, vạn thọ; cách xử lý ra hoa đúng mùa vụ và dinh dưỡng cho các loại mai, cúc, hồng....
Nhiều nội dung được các nhà vườn quan tâm đặt câu hỏi với các diễn giả, về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất thường gặp phải, như các loại bệnh trên cây mai vàng; thời điểm lặt chồi để cây vạn thọ ra hoa vào dịp tết; cánh xử lý những cây mai vàng ra hoa sớm, cúc mâm xôi ra hoa trễ..
Trước đó vào ngày 4-12, tại hội trường Khu du lịch Mỹ Trà, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội thảo chuyên đề về phát triển bền vững cây hoa lan. Tham dự hội thảo có hơn 200 nghệ nhân, nông dân trên địa bàn tỉnh và các sinh viên khoa Nông nghiệp trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp...
Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên báo cáo chuyên đề về lan
Thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên báo cáo chuyên đề hoa lan tại hội thảo
Tại hội thảo, thạc sĩ Nguyễn Phước Tuyên - PGĐ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp đã trình bày báo cáo về thị trường phong lan Đài Loan. Báo cáo nêu những điểm nổi bật của ngành công nghiệp hoa phong lan Đài Loan về quy trình sản xuất giống, các loại lan đặc trưng, tình hình tiêu thụ, xuất khẩu.
Nghệ nhân Trần Thế Châu – UV Hội Sinh vật cảnh TPHCM, đóng góp những ý kiến về việc phát triển hoa lan ở Đồng Tháp. Theo nghệ nhân Châu, Đồng Tháp và một số tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre...là một trong những nơi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để trồng hoa, cây kiểng trong đó có phong lan, nên tiềm năng phát triển hoa lan còn rất lớn. Để hoa lan trở thành một trong những cây trồng chính trong cơ cấu nông nghiệp ở những vùng này, thời gian tới cần giải quyết các vấn đề: xây dựng những quy hoạch tổng thể và chi tiết; tìm những giải pháp kỹ thuật đồng bộ về giống, kỹ thuật canh tác, thị trường, đào tạo nhân lực, thực thi tốt những chính sách hỗ trợ ban đầu của nhà nước...
Hoa lan tại Lễ hội Sinh Vật Cảnh và Thương mại ĐBSCL
Hoa lan tại Lễ hội Sinh Vật Cảnh và Thương mại ĐBSCL 2010
Đây cũng là cơ hội thuận lợi để đại biểu tham dự có điều kiện gặp gỡ, giao lưu với các chuyên gia về lĩnh vực hoa phong lan. Dịp này, ông Phạm Anh Dũng - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Củ Chi, TPHCM cũng đã trao đổi với đại biểu về kỹ thuật chăm sóc hoa phong lan, những giống lan thích hợp để phát triển ở khu vực ĐBSCL; thị trường tiêu thụ hoa lan...Hội thảo là chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Sinh Vật Cảnh và Thương mại ĐBSCL 2010.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Giàu nhờ trồng sanh cảnh

Hiện nay, đi đâu cũng nghe giới chơi cây kiểng ở Phú Yên bàn tán về chuyện chơi cây sanh. Theo họ, cây sanh nay đã "soán ngôi" cây lộc vừng - loại cây một thời được mệnh danh là "vua" của các loài cây cảnh.
alt 
Trước đây, nhiều người Phú Yên trồng cây sanh chủ yếu để trang trí trong gia đình, chưa ai nghĩ đến giá trị kinh tế của chúng. Khoảng năm 2008, một số dân chơi cây kiểng ở các tỉnh phía Bắc vào Phú Yên tìm mua cây sanh kiểng. Họ trả giá cao bất ngờ, dẫn đến ngày càng nhiều người Phú Yên trồng sanh cảnh để làm kinh tế.
Từ quan niệm đến ưa chuộng
 Anh Cao Tấn Thuận, ở thôn Mỹ Lệ (xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa), một nghệ nhân chuyên về cây sanh cảnh, cho biết: "Sở dĩ cây sanh có giá trị kinh tế cao là do nhu cầu của thị trường hiện rất lớn. Vì quan niệm 4 loài cây quý "sanh, sung, đa, lộc" hoặc "đa, sung, sanh, si" ứng với tứ linh "long, lân, quy, phụng" nên nhiều người chơi cây kiểng chọn chơi cây sanh. Sanh có gần 40 loại, điểm phân biệt giữa các loại chủ yếu là phần lá (to, nhỏ, dày, thưa…). Dân chơi cây kiểng chọn sanh của miền Trung, mà nhất là ở Phú Yên vì các loại sanh ở tỉnh mình lá nhỏ, da thân cây sần sùi, bắt mắt và đặc biệt là có nhiều cây sanh cổ thụ". Cũng theo anh Thuận, cây sanh được giới chơi cây kiểng ưa chuộng vì nhiều người quan niệm rằng có cây sanh trong nhà, sự nghiệp làm ăn của chủ nhân sẽ luôn sanh sôi, nảy nở, giống như người ta quan niệm về lộc từ cây lộc vừng vậy.

Theo giới chơi sanh, cây có dáng (thế) ở ý nghĩa nguyên thủy, vốn dĩ là hình ảnh thiên nhiên thu nhỏ lại để đưa vào trong không gian vườn nhà. Dáng cây không chỉ thể hiện ý nghĩa thẩm mỹ cụ thể mà còn thể hiện một thế giới nhân sinh quan. Sanh được chơi theo nhiều thế dáng độc đáo nhất trong họ hàng cây kiểng với các dáng, thế: Trực, trực hoành, siêu phong, siêu phong hồi đầu, cuồng phong, thác đổ (huyền nhai), bán huyền nhai, phu thê, mẫu tử… Vì sanh có thân cành dẻo dễ uốn nên dễ biến thể, tạo dáng. Tuy nhiên, cũng không hề dễ "ăn" chút nào, theo giới chơi cây kiểng, cây sanh có giá trị phải là những cây đạt các chuẩn "mỹ - kỳ - cổ". Anh Cao Tấn Thuận nói: "Nghề chơi này cũng lắm công phu, muốn đầu tư vào cây sanh đòi hỏi tay nghề của người chăm sóc không chỉ nắm vững từ kỹ thuật, từ đời sống, từ chu trình phát triển của mỗi loài cây mà còn phải hiểu sâu trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình cây cảnh, đòi hỏi sự kỳ công chăm sóc và phải biết chờ đợi".
Để bán được với giá vài triệu đồng, cây sanh phải có ít nhất 5 năm tuổi. Sanh càng lâu năm, càng giá trị, đó là những cây sanh dáng cổ thụ hay còn gọi sanh dáng cây đa làng (những cây sanh này ngoài bộ rễ đồ sộ dưới đất, còn phải có những tua rễ mọc ra từ cành lớn hoặc thân). Giới đại gia sẵn sàng mua những cây sanh này vài trăm triệu đến cả tỉ đồng. Sanh ở Phú Yên bị giới thương lái săn lùng nhiều năm qua nên trở nên khan hiếm, do đó có thể lý giải một phần nguyên nhân khiến cây sanh càng lúc càng sốt giá.
Làm giàu từ sanh cảnh
Nhờ sớm biết giá trị cây sanh và niềm đam mê chơi cây kiểng nên anh Lê Văn An, ở thôn Mỹ Lệ (xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa) đã đầu tư lớn vào loại cây này. Đến nay anh An có trong tay hàng trăm chậu sanh kiểng có giá trị trung bình từ 3 - 15 triệu đồng một chậu, và có những chậu trị giá hàng trăm triệu đồng. Anh An cho biết, nếu bán trọn gói cho thương lái thì vườn sanh của anh có giá gần cả tỉ đồng.

Anh An cho hay: "Trồng sanh là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế được tôi xác định cách đây hơn 5 năm. Tôi bắt đầu gây dựng vườn sanh bằng cách gieo ươm và săn lùng mua sanh (thô) của người dân trồng chơi trong vườn, về tiếp tục bỏ công đầu tư chăm sóc, tạo dáng nâng tầm giá trị chúng lên". Bắt đầu từ năm 2008, nhà anh An được nhiều người khắp nơi biết đến như là điểm cung cấp cây sanh kiểng độc đáo trong vùng. "Tôi dự kiến mở rộng đầu tư thành lập vựa cây sanh kiểng để xây dựng thương hiệu" - anh An nói.

Anh Hà Ngọc Thái, ở phường 9 (TP Tuy Hòa) là một người có thâm niên trong lĩnh vực chơi sanh kiểng. Hiện anh đang sở hữu một số cây sanh độc đáo, rất có giá trị. Anh Thái cho biết, thu nhập mỗi năm khoảng vài chục triệu đồng từ việc mua sanh thô về chăm sóc và bán lại cho các thương lái. "Thương lái mua sanh kiểng về chủ yếu bán sang Trung Quốc và giới "đại gia" các tỉnh phía Bắc. Từ việc ưa chuộng sanh, rồi hình thành thú chơi thịnh hành và tạo ra cơn sốt giá. Nhiều nhà vườn ở phường 9 đã chuyển sang trồng sanh để làm kinh tế" – anh Thái nói.

Theo một số tài liệu, cây sanh có tên khoa học là Ficus indica, thuộc họ Morace. Đặc điểm hình thái cấu tạo: Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15 - 20 m, có khả năng phân cành cao và trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Sanh trồng hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của sanh là nhân bằng phương pháp vô tính từ các cành, rễ. Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm và hiện nay thường gặp hầu hết các vùng của đất nước Việt Nam. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và hình thành các trồi lá mạnh vào mùa mưa.

Nhộn nhịp dịch vụ chăm sóc cây kiểng

Mặc dù gần một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những ngày qua, các nghệ nhân, các cơ sở có dịch vụ chăm sóc cây kiểng cao cấp đủ loại gần như quá tải vì lượng khách hàng từ khắp nơi ùn ùn tìm đến, điện thoại "đặt hàng", nhờ tư vấn...

alt
Anh Lâm Ngọc Vinh chăm sóc tác phẩm
Phí dịch vụ tăng 10-20%
Theo các nghệ nhân chuyên nhận bảo dưỡng, chăm sóc kiểng, vào những ngày cận tết chi phí chăm sóc cây cảnh bonsai tăng 10-20%. Nhưng để cạnh tranh, một số cơ sở, nghệ nhân vẫn giữ nguyên mức giá cũ.


Đại diện Công ty TNHH cảnh quan ĐP (đường Cộng Hòa, quận Tân Bình) khẳng định để giữ mối khách cũ, giá bảo dưỡng ở đây chỉ tăng gần 5% so với năm trước.

Còn anh Trần Hùng, giám đốc Công ty TNHH VX (đường Trần Xuân Soạn, quận 7), cho biết: "Vì lượng khách tăng 30-40% nên chúng tôi ưu tiên nhận những khách dài hạn hoặc từ một tháng trở lên. Còn khách gửi 2-3 ngày cận tết chúng tôi không dám nhận vì sợ làm không kịp và cũng khó khăn khi di chuyển nhiều do TP kẹt xe quá. Giá cả vẫn không tăng hơn ngày thường, chẳng hạn chăm sóc, bảo dưỡng thảm cỏ của một biệt thự, chúng tôi vẫn tính 5.000-10.000 đồng/m2/tháng".
Theo giới nghệ nhân chuyên chăm sóc cây kiểng các loại phục vụ tết, dịch vụ dịp cuối năm này đang "nóng" hơn hẳn so với các năm trước. Giá cả, hình thức phục vụ, tư vấn cũng phong phú hơn, đáp ứng đủ mọi nhu cầu đa dạng của khách.

Trong khu vườn rộng hơn 300m2 thuê lại của Hợp tác xã cây cảnh quận Gò Vấp, TP.HCM, lọt thỏm giữa những nguyệt quế, mai chiếu thủy, đinh lăng, sứ trắng, sứ đỏ, phát tài..., nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh cẩn thận tỉ mỉ cắt tỉa, tạo dáng cho cây nguyệt quế có tuổi đời hơn tám năm. Cây nguyệt quế này là một trong số hàng ngàn cây kiểng anh Vinh nhận chăm sóc, bảo dưỡng thuê trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2010.

Dưới bàn tay khéo léo và thuần thục của nghệ nhân, từng tán cây xếp tầng lên nhau dần tạo dáng thành một chiếc ô lệch. Đây là một trong những kiểu dáng truyền thống của Nhật Bản đang được nhiều khách hàng hiện rất ưa chuộng.

Anh Vinh cho biết: "Gần tháng nữa là tết, lượng cây cảnh cao cấp đủ loại của khách hàng nhờ tôi chăm sóc ùn ùn dồn về. Tôi phải gọi thêm một số người phụ chăm sóc mới xuể...".

Khu vườn rộng hơn 300m2 này là một trong năm khu vườn anh Vinh đang sử dụng để chứa hơn 3.000 cây cảnh cao cấp các loại từ khắp nơi đưa về. Những ngày gần tết được coi là thời điểm nghề chăm sóc cây kiểng ăn nên làm ra nhất trong năm. Đây cũng là thời điểm chăm sóc cây kiểng cực nhất. Phải làm sao để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng: kiểng của mình phải xinh đẹp nhất, phải ra hoa đúng ngày tết và có ý nghĩa...

Bên cạnh nhu cầu có cây đẹp chơi tết, nhiều khách hàng chơi bonsai còn cần có cây đẹp và "độc" để dự thi hội hoa xuân (diễn ra từ 23 đến mồng 8 âm lịch). Vì vậy các "thượng đế" sẵn sàng chi đẹp để có được chậu cây kiểng ưng ý nhất.

"Tôi phải vừa chăm tỉa, uốn cây, bón phân và kìm khả năng ra hoa hoặc khoe sắc thắm nhất vào thời điểm này. Vừa chăm sóc vừa chụp hình lại gửi cho khách. Đến khi khách vừa lòng với mẫu thiết kế cây mà mình làm thì mới giao hàng" - anh Vinh nói.

Tiền công chăm sóc một cây kiểng "cưng" cao cấp hiện nay từ 350.000-600.000 đồng, có nơi lên đến 1 triệu đồng/ngày tùy theo loại kiểng bao gồm các khâu: uốn, tạo dáng, tưới bón, chăm tỉa... từ thời điểm này đến tết, bảo đảm kiểng phải đẹp và nở hoa đúng yêu cầu. Nếu không như ý phải trả lại tiền hoặc đổi một cây kiểng tương đương khác cho khách. Bình quân mỗi cây kiểng cao cấp được gửi, chăm sóc vào dịp này khách phải chi 10-20 triệu đồng là bình thường, cá biệt có những cây quý hiếm phải lên đến 30-40 triệu đồng/cây.

Riêng dịch vụ chăm sóc cây kiểng cao cấp trọn gói từ A đến Z nghĩa là: đến tận nhà đưa kiểng đi, giao tận nơi khi chăm sóc hoàn chỉnh vào đúng ngày cận tết, bảo đảm ra hoa, nở, khoe sắc, vóc dáng thật đẹp, lạ, thời thượng nhất vào đúng ngày, đúng giờ 30 tháng chạp, mồng 1 tết... theo yêu cầu của khách và đền tiền gấp đôi nếu không đạt thì giá còn cao hơn đến 50-70%.

Di động... chăm cây

Chạy như con thoi hết quận này đến quận khác, nghệ nhân trẻ Đinh Quốc Khánh, ngụ đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, nói anh không thống kê nổi mình đã tư vấn, đến chăm sóc, bảo dưỡng cây kiểng cho bao nhiêu khách hàng trong những ngày qua.

Anh Khánh nói: "Gần hai tuần nay, chạy muốn nám đen mặt mà vẫn phải từ chối nhiều đơn hàng vì sợ không bảo dưỡng kịp. Ngày nào tôi cũng chạy quanh TP, sáng đến các biệt thự vườn ở Hóc Môn, chiều qua Gò Vấp rồi quận 8, Bình Tân... Cứ ai kêu chăm vườn, uốn cây ở đâu thì tới đó". Đồ nghề trọn bộ chăm kiểng "di động" được cột trên xe gắn máy của anh gồm dao, kéo cắt tỉa, ít phân bón cây, vài cọng dây nhợ dùng uốn cây...

Không có vườn lớn nhận cây về bảo dưỡng, anh Khánh cũng như khá nhiều nghệ nhân "di động" khác, chuyên hành nghề bằng xe gắn máy đến từng nhà để chăm sóc theo đơn đặt hàng. Theo họ, gần đến tết, lượng khách hàng yêu cầu tư vấn, chăm sóc tăng vọt gấp 6-10 lần và lượng khách cao hơn các năm trước 30-40%, cho thấy nhu cầu chơi kiểng ngày càng cao.

Và nhu cầu thợ đến nhà tăng nhiều nhất nên ở quận 12, Thủ Đức, huyện Hóc Môn, lượng thợ chăm kiểng di dộng hoạt động khá rầm rộ, đông đến vài trăm người. Khách chỉ cần điện thoại là có người đến nhà đáp ứng.

Anh Nguyễn Thái Linh - con rể nghệ nhân Tám Thọ, đã có thâm niên ba năm trong nghề chăm sóc cây kiểng - cho biết: "Vì chi phí vận chuyển rất tốn kém nên chúng tôi chỉ nhận chăm sóc, bảo dưỡng những cây quý và cần chăm sóc nhiều. Hầu hết chúng tôi nhận chăm tại vườn nhà của khách hàng. Khách cũng thích như vậy vì vừa được ngắm cây cảnh quý của mình, vừa được nhìn người khác nâng niu chăm sóc...".

Theo anh Linh, trong tháng cuối năm nhu cầu chỉnh sửa, tân trang một khu vườn để đón tết tăng cao. Khách hàng thường giao cho anh và các nghệ nhân đứng ra thiết kế lại toàn bộ các vườn kiểng mini trong biệt thự, nhà riêng. Chi phí cho những hợp đồng như vậy thường từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

"Tùy theo yêu cầu và gu thẩm mỹ cũng như khả năng chi trả mà mình tư vấn cũng như cách thiết kế khác nhau. Thời gian cũng tùy theo đó mà kéo dài từ vài tuần đến cả tháng. Nhưng bảo đảm phải hoàn tất ít nhất là một tuần hay vài ngày trước tết" - anh Linh cho biết.

Tăng tốc tối đa

Bà Việt Hoa, giám đốc Công ty TNHH TH (đường Vườn Lài, quận 12), cho biết: "Những ngày này, chúng tôi nhận rất nhiều hợp đồng bảo dưỡng các thảm cỏ, hoa cảnh, cây kiểng... thiếu sức sống hoặc khô cằn ở các biệt thự, công ty. Số lượng khách hàng tăng hơn 80% nên công ty phải huy động thêm một số nhân viên thời vụ, làm cả ngày thứ bảy, chủ nhật và cả ban đêm đến rạng sáng vô cùng nhộn nhịp...".

Theo bà Hoa, nhiều hợp đồng phải đợi đến 21g-22g, chủ nhà đi làm về, thợ dưỡng kiểng mới đến phun thuốc dưỡng cây, hoa; bón phân, tưới nước cho mấy chậu mai chiếu thủy và cây kiểng khác tới rạng sáng. Nhiều nhà cao tầng, toàn bộ phần đất cũ trồng kiểng đã hết chất dinh dưỡng, phải đổ đi và thay bằng nguồn đất mới được đưa từ dưới lên tầng 3, tầng 4 của căn nhà!

Rồi ngay cả chậu mai chiếu thủy to đùng cũng phải khiêng tít lên sân thượng. Những cây để trong phòng máy lạnh như cau vàng, mật cật... được khiêng ra ngoài hít thở ánh nắng mặt trời rồi lại đưa vào...

alt
Anh Đinh Quốc Khánh cắt tỉa cây dương theo phong cách vừa hồi đầu vừa rơi

Tư vấn qua điện thoại

Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhiều công ty đã tổ chức tư vấn chăm sóc cây kiểng, mai kiểng các loại để nở đẹp đúng ngày tết cho khách có nhu cầu qua điện thoại.

Anh Nguyễn Văn Thảo, giám đốc Công ty TNHH SGX (đường Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận) cho biết: "Trong những ngày qua, nhiều khách hàng, đa số là chị em nội trợ, gọi điện thoại đến nhờ chúng tôi tư vấn về cách chăm sóc những loại cây cảnh tại nhà như cách bón phân, tưới nước...  sao cho hợp lý, làm sao cho cây kiểng ra hoa, ra lá xanh tốt...

Rất nhiều người thắc mắc vì sao bón phân làm cây bị vàng lá hoặc tự nhiên cây bị héo là do bón nhiều phân và không tưới nước. Tất cả các cuộc tư vấn, kể cả có khi kéo dài một giờ, chúng tôi miễn phí hoàn toàn dù khách hàng có sử dụng sản phẩm của công ty hay không".

Sảng khoái thú chơi non bộ

Cây Cảnh Việt Nam - Chơi non bộ giờ đây đã vừa là thú vui vừa là khiếu thẩm mỹ của nhiều người muốn tìm về tự nhiên thanh bình và trong sạch.Trong bộn bề cuộc sống, ngày càng có ít thời gian được hòa mình vào thiên nhiên phong cảnh.
Sảng khoái thú chơi non bộ
alt
 
Vì vậy, nếu biết vận dụng khéo léo những nguyên tố căn bản của sự sống như thổ - đất đá, mộc - cây cỏ, thủy - mặt nước, kim - vật dụng bằng sắt thép, hỏa - đồ gốm để tạo nên những cảnh quan thu nhỏ - những hòn non bộ, giả sơn và thưởng thức chúng như thể cảnh núi non sông nước hữu tình có thực làm một cách giải trí hay, hiệu quả và thông thái. Thú chơi non bộ đã ra đời từ xa xưa gắn với việc tạo hình và trưng bày các khối đá giả sơn (núi) ở các danh gia vọng tộc. Khi ấy, người ta chơi những hòn đá lớn cao vượt đầu người. Do không sẵn đá lớn, họ phải thuê thợ lên núi đẽo đá mang về tạo dáng, theo thời gian họ thấy đá nhỏ cũng đẹp, lại dễ tìm trong dân gian, và cố công sưu tầm đưa thú chơi non bộ phát triển rộng khắp. Ngày nay, không chỉ ở nhà dân hay cơ quan đều trưng bày non bộ mà nhiều công trình văn hóa lịch sử quốc gia đều có hòn non bộ giúp du khách được thoải mái và tạo không khí mát mẻ. Chơi non bộ rất công phu, phải tỷ mỷ, chau truốt từ khâu chọn đá đến trồng cây, tạo hình… Thời gian trung bình để tạo một hòn núi giả ưng ý phải mất vài tháng. Đá phải là loại có nhiều lỗ thấm nước để nuôi cây, hay nhất là đá san hô dưới biển, sau đó là đá thấm thủy, đá vôi, đá trầm tích, đá mèo… Người chơi luôn tìm những đá có nhiều hang sâu, khe nứt để rêu và cây cối dễ dàng bám vào xanh tốt. Đôi khi gặp phải đá nhẵn mặt không hang hốc nhưng nhiều người vẫn thích vì đá rực rỡ vân hoa đẹp, người ta không trồng cây mà đánh rửa thật sạch chỉ trưng bày đá, coi như một tảng ngọc.
Khi làm non bộ, mọi người thường chọn thế núi trông giống núi non thật, như: Núi độc phong tuy có một ngọn song cao lớn hiểm trở. Núi song phong có hai ngọn đối nhau và nếu một ngọn nằm chếch vào ngọn kia thì gọi là núi phu thê hay phụ tử; Núi đa phong gồm ba ngọn trùng điệp trở lên, là thế núi quen thuộc nhất; Núi kỳ phong có một ngọn đẹp lạ thường nổi bật trong một dãy núi; Núi cương lĩnh là núi thấp nhiều đồi, hang hốc quanh co cho phép lai tạo đẹp; Núi long thăng có hình dáng một con rồng đang bay lên. Dân dã thường lấy tên núi Trường Sơn, vịnh Hạ Long, chùa Hương, Trúc lâm thiền viện, cây đa bến nước con đò đặt cho non bộ. Khi có dáng núi đẹp rồi, người ta điểm trên núi những loại cây cỏ cổ thụ. Xưa các cụ thường chọn những cây bộc lộ khí chất của con người, với nam giới là tùng trúc cúc mai thể hiện sự cương nghị - dũng mãnh - nho nhã, với nữ giới là liễu hồng lan hải đường cho thấy sự hiền dịu - đoan trang - thanh lịch. Ngoài ra, là những cây biểu tượng của sự trường thọ như si, đa, sung, xương rồng, dương xỉ… Sau cây, lại bày thêm nhà cửa, cầu cống, thuyền bè, tiều phu, mục đồng, bằng gốm sứ kim loại…
Cũng từ quan niệm nước non hữu tình, người chơi thường đặt núi vào bể nước tạo cảnh giả như núi trên sông hay biển. Núi tượng trưng cho sự hắc hiểm vô lượng, biển tượng trưng cho sự sâu xa khôn cùng, là hai yếu tố cần thiết tạo nên vẻ đẹp trời đất. Điều này còn thuận theo quy luật, có nước mới có sự sống, khi để đá vào nước cây cối mọc xanh tươi. Để tạo vẻ sinh động, nhiều người còn dùng các máy bơm tạo dòng chảy suối thác đẹp mắt, cũng như nuôi trong bể nhiều loại cá tôm cua ốc rực rỡ.

Tạo non bộ đã khó, thưởng thức mà nhận định được vẻ đẹp đích thực của non bộ còn khó hơn. Mỗi khối đá đều do trời đất tạo ra đều có vẻ đẹp tiềm ẩn. Có khối đá tự nhiên đã đẹp, có khối do gắn kết mà đẹp. Vì vậy rất khó đưa ra lời nhận xét. Có người đặt một khối đá to thô không có hang hốc cây cỏ ở nơi trang trọng và để khối đá cây cỏ xanh tươi, nước chảy róc rách ở góc sân, sở dĩ như vậy vì người chủ đã xem khối đá to là đẹp, và bởi đây là đá nguyên khối, không chắp vá, đẽo gọt. Khối đá có thế đứng của một ngọn núi hùng vĩ có thực trên đất nước ta. Tương tự, nhiều khối đá được trân trọng, khen ngợi bởi gắn với một câu chuyện trong lịch sử, một địa danh nổi tiếng hoặc có hình dáng của con rồng, sư tử, rùa, chim phượng hoàng là tứ linh, biểu tượng cho các điềm lành,...

Non bộ trong vườn

Cây Cảnh Việt Nam - Non bộ là thú chơi tao nhã, giàu tính nghệ thuật được tạo nên bằng cách đục đẽo những phiến đá vô tri, uốn nắn những cây cỏ nhỏ bé thành hình dáng cổ thụ và thổi hồn vào vữa, hồ, đất để tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thu nhỏ..
Non bộ trong vườn
alt
Nghệ thuật tạo ra một non bộ có thể diễn tả cô động trong ba từ “trí tuệ”, “dàn trải” và “uyển chuyển”. Những hòn đá thường đứng thẳng một mình (dàn trải), giữa chúng có những khe nhỏ thông nhau (thể hiện sự thông suốt của trí tuệ) và những hòn đá này chỉ cho phép nước chảy từ một vũng nhỏ trên đỉnh xuống từng giọt một, nhưng không quá nhanh. Đỉnh của các hòn đá làm non bộ thường có kích thước lớn hơn đế để tạo cho người thưởng ngoạn một cảm giác nhẹ nhàng nhưng thể các viên đá đang cất mình bay lên. Khi tạo ra hòn non bộ người ta luôn cố gắng đạt sự cân bằng giữa Âm và Dương, giữa sự liên tục và rời rạc. Vị trí đặt non bộ cũng có tầm quan trọng không kém. Trong một khu vườn nhỏ, những non bộ thường được đặt đối diện với bức tường trắng. Bức tường này sẽ có tác dụng như một tờ giấy vẽ “hình ảnh” những non bộ đó. Với một khoảng sân nhỏ, non bộ thường được sắp xếp rải rác.Còn đối với một không gian rộng hơn, có thể dựng những khối đá có kích thước lớn để tạo cảm giác như đang đứng trước một ngọn núi thật.Trong khu vườn phía trước nhà, non bộ được đặt ở khu vực ngay phía sau sảnh vào vườn để có thể hạn chế tầm mắt người xem nhìn thẳng vào phía trong khu vườn, làm cho không gian thêm phần bí ẩn và huyền ảoNgày nay, để có một không gian rộng rãi cho thú chơi này là rất khó, nên non bộ đã được đơn giản hóa và mang tính ước lệ cho phù hợp với khung cảnh.
Ở Việt Nam thường có hai kiểu tạo dáng non bộ:
Kiểu thứ nhất: tạo dựng lại những danh lam thắng cảnh, núi, sông, hang động, thác ghềnh nổi tiếng ở Việt Nam, như vịnh Hạ Long, Hòn Gà Chọi, Hòn Chồng, Hồ Ba Bể, Bích Động, núi chùa Non Nước, Hòn Vọng Phu, Tô Thị, v.v...Kiểu thứ hai: sáng tạo các dạng lạ của phong cảnh theo trí tưởng tượng hoặc theo thần thoại, các sự tích tôn giáo, các hình thể mỹ thuật theo qui ước cổ điển, các dạng linh vật như: Thiềm thử quá hải, Mãnh hổ khai địa, Phượng hoàng đảo dực, Sư tử hí cầu, Hoàng hạc hạ sơn ( một sơn thể ), Long phụng giao đầu, Lưỡng long tranh châu, Phụ tử tình thâm, Mẫu tử tình thâm, Đồng tử bái Quan Âm (hai sơn thể), Thiên địa nhân....

Khi tạo dáng non bộ phải tuân hành theo luật Năm không :
- Không xuyên tâm: điều cấm kỵ là để một lỗ xuyên từ bên này qua bên kia thân hòn non bộ, không ai dám tạo ra, nếu có sẵn trong tự nhiên cũng không được đụng đến giống như người có biệt tài song lại có tật.
- Không phản chủ: là phải có hòn chủ to cao, dứt khoát, giữ vai trò sinh mệnh của hòn non bộ - phân biệt rõ chủ khách...
- Không cắt đầu hòn núi chính, phải có phong thức là cao phong, không bị cắt bằng ngang đầu nhưng cũng không nên để đầu nhọn quắc không đẹp, làm sao cho ngọn núi phải nhấp nhô, không nhọn, không bằng, tự nhiên mới đẹp.
- Không triệt bộ: là phải có đường nhỏ để đi - hợp tình hợp lý chớ không bị dẫn đến đường cùng không có lối thoát...
- Không vô lý: nhà cửa, người, thú phải đúng tỷ lệ, không để mục đồng chăn trâu và ngư ông ngồi câu cá trên đỉnh núi, không để con dê, con trừu kế bên con beo, con hổ... Tóm lại phải thực tế, giống khung cảnh của thiên nhiên, trái ngược lại quy luật tự nhiên là không đẹp.
Hình thể núi gồm có thế cao phong, thế huyền nham, thế bích lập, thế viễn sơn, ...
-Thế cao phong: Ngọn cao vút, đầu núi hơn tròn để tránh vẻ khiêm tốn và thể hiện một hòn núi già cổ kính. Thân núi hơi phình to, tròn có ít hang hốc, cây cỏ lưa thưa và nên có một cây nhỏ thế huyền hay hoành ở gần đỉnh hay ngang lưng. Chân núi hơi thót vào, dưới chân núi có nhà, đình, tháp, người và vật, cây cối. Núi thường được đặt cao tầm mặt người xem tạo cho hòn non bộ càng có vẻ cao vút lên nhưng rất vững chãi.
-Thế huyền nham: Thế này cũng có một ngọn trông cao vút, chân vững vàng nhưng thế núi như treo, trong thế đổ gục. Trên ngọn có thể đặt đình tạ và một cây có thế huyền hay hoành để như ấn thêm ngọn núi xuống.
-Thế bích lập: Thế núi có một mặt phẳng đứng như tường vách, cũng chỉ cần một ngọn, chân núi vững chắc có thể thót vào ở một phía. Cây cối, bể cạn, vị trí đặt bể gần giống như thế cao phong.
-Thế viễn sơn: Gồm nhiều hòn núi xếp lô xô cao thấp, thoải dần từ tâm ra xa, có làn nước uốn lượn giữa các chân núi. Núi đặt dưới thấp hơn tầm mắt để khi nhìn dễ cảm thấy như một vùng trời nước bao la. Ngày xưa, các cụ thường chơi thế núi Viễn sơn, cho thế Cao phong là ngạo mạn, thiếu khiêm tốn. Nó chỉ được tạo ra bởi những người có chí ngang tàng, bất khuất. Thế núi huyền nham thường bị kiêng bởi sợ chủ của nó sẽ bị những sự đổ vỡ không hay.

Cây cổ thụ - Linh hồn của Thủ Đô Hà Nội

Cây Cảnh Việt Nam - Trong trí nhớ và trong mắt cha tôi, Hà Nội cổ truyền tan biến dần cùng với sự ra đi của những cây cối mà kỷ niệm bám víu vào.Và, vào một dạo xuân, khi cây gạo gốc sần sùi thân cao ngất đứng trước đền Ngọc Sơn, hầu như mùa cuối cùng buông rơi những bông hoa ngô nghê, cha tôi lặng lẽ ra đi trên chiếc ghế, nơi ông tâm tưởng về lòng trung hậu giữa người đời, lòng trung hậu ngay cả với cỏ cây quanh ta.Đã đành, cây là cây. Mọc, lớn, chết. Chết già, chết thui, chết chặt. Thoát chết thui và chết chặt, thành cổ thụ.Cổ thụ, đứng giữa rừng, thân to, tán rộng, sống lâu mà trông vẫn cường tráng, vẫn ngây ngô.Cổ thụ, đứng đầu làng, cạnh những ngôi đền, đình và chùa, giữa người đời và thánh thần, nhìn thấy và nhịn chịu tất thảy, trông giống hệt các bô lão, phải gọi chúng là cụ mới phải. Nhiều khi chúng còn cao tuổi hơn cả những ngôi đình và nếp chùa, già nua hơn những con đường lát gạch móm mém. Và, giả dụ biết nói, chúng sẽ kể cho ta nghe câu chuyện miên mam về những niềm vui và những nỗi thống khổ của các kiếp người và kiếp cây. Làng quê ta đâu đâu cũng bắt gặp những cây - bô lão như thế. Muốn ngả mũ chào, muốn cài dắt nén nhang, tựa như đứng trước một ngôi miếu vô danhÔi, những cây đa, cây đề, cây si, cây bàng quê ta, bởi sao mà chúng đậm hồn Việt đến thế.
alt
Hoa sưa đường Trần Hưng Đạo
Cây cổ thụ đứng giữa phố phường hình như cũng thành thị hoá. Thành thị hoá không chỉ bởi chúng được đem trồng thành hành, thành lối hai bên đường hay ở các vườn hoa. Thành thị hoá bởi chúng, như người thị thành, phải chịu sự chen chúc, va chạm và lấn lướt. Thành ra cây ở đô thị nom khô, nom từng trải hơn cây ở làng. Khuôn mặt phố phường có thể hôm nay cũ kỹ và ngày mai có thể tươi trẻ lên, song những cây cổ thụ thì, dù là lá cứ xanh hoặc cứ rụng khi mùa đến, gốc rễ của chúng, tấm thân của chúng vẫn cứ già cỗi đi. Nhìn chúng, ta không thể không suy tưởng rằng cây cũng có tính cách, có tâm tư và có thái độ. Nhận rõ hơn là sự cam chịu, không nói lên lời, trên da thịt những cây cổ thụ ấy.Cha tôi, thời trước, thường kể cho tôi về những cây cổ thụ và những loài cây chỉ mọc ở Hà Nội. Ông nhớ chúng vanh vách, như Ông nhớ các căn nhà và chủ nhân trên các phố Hành Gai, Hàng Đào, Hàng Cân… Ông nhớ tới những cây gạo, vốn là đồ trang sức của chốn quê nghèo, không rõ vì sao lại mọc ở Hà thành lắm thế: một cây ở bên Nhà hát Lớn, chỗ khách sạn Hilton bây giờ, một cây mọc ở sát đường tàu điện, chỗ bệnh viện Đống Đa… Ông than thở về cái sự những cây đa, cao tuổi hơn vài lần các phố phường Hà Nội, bị giam nhốt trong một công sở ở phố Hàng Trống, ở sân sau của một viện bảo tàng. Ông kể về cái cây đa có từ thời phố Hàng Gai còn làm độc nghề in sách và bán sách, nay bị nhà cửa chen lèn, chặt đến nỗi không hiểu làm sao cái cây già khụ ấy còn chưa tắt thở. Ông kể về hàng cây cơm nguội trên một đoạn phố Lý Thường Kiệt, nơi một chiều đầu năm 1947, có chàng trai đất Hà thành giắt trái tạc đạn bên sườn, vác bao cát đặt lên vỉa hè, áp súng vào má, bắn Tây. Một viên đạn từ phía khác kết thúc đời chàng trai phong lưu. Chỗ anh yên nghỉ, trên một con phố ngắn, suốt mấy chục năm, cả thời Tây lẫn thời ta, hai hành long não đẹp như sắp đặt, nghiêng nghiêng cúi mình. Nay con phố này đã thành chợ, nhiều người, lắm hàng, thừa rác. Tiếng chặt thịt cầy nghe rền tai, ghê ghê.
Trong trí nhớ và trong mắt cha tôi, Hà Nội cổ truyền tan biến dần cùng với sự ra đi của những cây cối mà kỷ niệm bám víu vào. Và, vào một dạo xuân, khi cây gạo sốc sần sùi, thân cao ngất đứng trước đền Ngọc Sơn mùa cuối cùng buông rơi cùng buông rơi những bông hoa ngô nghê, cha tôi lặng lẽ ra đi trên chiếc ghế mây, nơi ông tâm tưởng về lòng trung hậu giữa người đời, lòng trung hậu ngay cả với cỏ cây quanh ta. Ông ra đi, như cây già, chết tại chỗ vậy.Cho đến bây giờ, mỗi lần đi trên đường Điện Biên Phủ (xưa kia là đường Cột Cờ), tôi chưa bỏ được thói quen đếm xem còn bao nhiêu cây đa để về mách lại với Ông.
title
Cây hoa sữa trên đường Nguyễn Du. Ảnh VIT
Mới đây, tôi có dịp đến một đất nước xanh - sạch - tươm và đẹp như thể một vườn hoa khổng lồ. Những thảm cỏ và luống hoa được chăm chút như cái thảm nhà mình. Những thân cây trẻ khoẻ, tán lá mỡ màng, không vương vấn bụi. Những toà nhà ngất trời không một vết nhơ bẩn. Sạch và tươm, tưởng đến mức vô trùng. Sạch và tươm, tưởng như không tưởng. Y hệt một mô hình kiến trúc tỉ lệ 1: 1. Lạ thay, ở chính cái vườn hoa - địa đàng ấy, bỗng dưng tôi nhớ tới Hà Nội với những con phố cũ kỹ, luộn thuộm, đầy kịt chất đời và vị sống. Những con phố che không xuể cái cũ, cái nghèo, cái duyên thầm của mình bởi những cây, những hàng cây cổ thụ. Chúng không đẹp như những cái cây ở đô thị giống như mô hình kia. Chúng là những bộ trang phục cũ kĩ, mộc mạc mà phố phường Hà Nội quê tôi ăn bận vào mình.Để thoả sức ngắm cây, tốt nhất là cưỡi lên xích lô hoặc xe ôm, cứ việc ngửa mặt, ngước mắt lên mà ngắm, mà ngẫm về cây vào cuối thu đầu đông, vào ban mai, khi nắng vẫn còn non và sương chưa tan hết.
  Phố tôi ngụ, hai bên mọc đều những cây bàng, cùng nghiêng đầu vào giữa lòng đường, che phủ những dãy nhà cũ và mới với hình hài kiến trúc hãm tài. Những cây bàng làm phố tôi ở giống hệt những con phố tỉnh lẻ khác, giông giống cả những con phố ở Huế, ở mãi tận Côn Đảo. Song, ở những nơi ấy, cây bàng, nhìn kỹ, có khác. Chúng bồng bột hơn.Trong làn sương sáng, rặng cây cơm nguội cuối đường Yên Phụ, trước lối rẽ vào khách sạn Thắng Lợi, quanh năm tán lá lưa thưa và màu lúc nào cũng vàng hoe hoe, cứ tưởng như chúng có bổn phận lưu níu cái đẹp của thu Hà Nội mà thực ra chỉ cảm nhận được vài ba chục ngày, mỗi năm.Tôi thuộc hàng cây đa trên đường Trấn Vũ, Quán Thánh, Yên Phụ và trên những con đường khác. Song tôi chưa thấy cây đa nào mà thân hình có dáng vẻ đồ hoạ và có sức biểu đạt như hai cây trồng trước đình Thanh Hà ở Ngõ Gạch. Chúng tưởng như đã được “chậu cảnh hoá”, không thể mọc cao và bành trướng ra, vì nơi đây con người qua lại phải ý tứ, kẻo va đụng vào nhau.
alt
Cây lộc vừng chín gốc ven Hồ Gươm. Ảnh VIT
    Ở Hà Nội, còn có những đường phố cây trồng theo quy củ từ thời Pháp thuộc; độc cây sấu, độc cây xà cừ, long não, sao đen… Những thứ cây trồng theo trật tự ấy, thoạt đầu chỉ cốt để lấy bóng mát, mọc lâu cũng có được tính riêng đâu. Nói đến đường phố nào, nhớ ngay đến hình ảnh cây cối ở đó, trước khi nhớ đến kiến trúc. Đường Phan Đình với bốn hàng cây sấu, đường Tràng Thi với hai hàng cây bàng rõ to, sao mà đẹp, mà sang, mà nhã đến thế. Đường phố bởi vậy mà có thương hiệu, thương hiệu tạo nên bởi cây. Núp dưới bóng cây hầu như là tất cả: Phật, thánh, thần, ma quỷ, nhà, quán, người đời… Ở Hà Nội, quán nào mà tìm được gốc cây, có đất rộng mươi mét vuông và có tán lá rộng là cuốn hút được khách đến với mình. Nơi những cái quán ấy, cây trở thành cái trụ của ngôi nhà không có mái, trở thành ông chủ của cái tiệm, tạm bợ mà bám trụ lại lâu. Người ta hẹn nhau đến quán này quán nọ, theo gốc cây. Riêng tôi có thói quen chiều chiều, gọi bạn, đến gốc bàng ở ngã ba phố Chân Cầm và Lý Quốc Sư, uống bia. Ở góc phố rộng hơn vài cái chiếu đôi ấy, hễ ngồi xuống là quên hết: sự chật chội, sự nhếch nhác, sự ngó nhòm đầy hiếu kỳ của những ông Tây bà đầm lướt qua trên những chiếc xích lô.Tôi cứ hay tự vấn, vì sao những cây ở các đường phố mới, vừa trồng mà thân đã có hình hài nghiêng ngả và cong queo, chẳng khác gì những ông cụ non. Thì ra, chỉ vì tiếc công, tiếc tiền và lười biếng mà những người cắm chúng xuống đất, không kẹp vào mấy cái que. Như người ta kẹp răng, cho đỡ vẩu vậy.Quả đúng là cây cối góp phần tạo nên một góc cái duyên, cái riêng của cảnh sắc Hà Nội. Và, nếu nói kiến trúc Hà Nội là một quỹ văn hoá - vật chất độc hiếm, một di sản đô thị thì cây cối cũng không thể tách rời khỏi cái vốn liếng ấy. Y hệt như sông hồ không thể tách lìa khỏi cái cơ thể thống nhất của Hà Nội
  Đã ai làm cái việc kiểm kê xem trong quỹ cây xanh Hà Nội, có những loại cây gì? Cây gì là phù hợp nhất, lợi ích nhất, đặc trưng nhất? Đã ai kiểm kê xem Hà Nội ta có bao nhiêu cây thuộc diện cổ thụ, đại cổ thụ? Đã ai nghĩ đến việc duy dưỡng chúng, giải thoát chúng khỏi những cái ôm quắp đến nghẹt thở bởi nhà phố? Đã ai kiểm kê xem những còn phố nào, những đoạn phố nào có những loại cây góp phần định đoạt diện mạo không lặp lại, cho chúng?Đã ai nghĩ đến việc bổ khuyết những loài cây quý hiếm đang mất dần, làm cho những con phố trở nên hẫng hụt? Ai nghĩ tới việc chữa trị những cây - bô lão đang thoi thóp?
Cây cổ thụ, một dạng di sản, góp phần gìn giữ bộ nhớ cho đô thị.Một lần tản bộ, nhận ra trên đường Trần Phú ở Hà Nội, người ta trồng sấu non vào chỗ những cây mới chết. Một lần tản bộ trên đường Lê Lợi ở Huế, thấy người ta trồng cây long não non vào những cây mới đổ.Mừng và hy vọng, thay cho cây.