Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Nghệ nhân cây cảnh Nguyễn Trọng Hùng ở Ninh Bình

altỞ Ninh Bình, trong giới sinh vật cảnh không ai không biết nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng (Cam Giá-Ninh Khánh-Tp.Ninh Bình) - một nghệ nhân nổi tiếng tài hoa. Qua bàn tay khéo léo của ông những vật vô tri như đá núi, các loại cây bình thường bỗng trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có hồn cốt.

Nói về “tuổi nghề”, ông Nguyễn Trọng Hùng thuộc lớp nghệ nhân hàng đầu của Ninh Bình. Ông không chỉ có thâm niên chơi cây cảnh mà còn có công phổ biến kinh nghiệm và góp phần đào tạo nên nhiều lớp nghệ nhân cho Ninh Bình.

Từ năm 1992 ông Hùng đã tham gia hội sinh vật cảnh và năm 2000 đã được phong danh hiệu nghệ nhân. Tuy năm 2000 mới được phong danh hiệu nghệ nhân nhưng thực chất ông Hùng đã chơi cây cảnh từ khá lâu. Nói chính xác hơn gia đình ông Hùng có “gien” chơi cảnh. Từ cụ nội, đến cha ruột, nay đến lượt ông đều gắn bó với nghề cây cảnh nghệ thuật. Đối với ông Hùng, thú đam mê cây cảnh đã trở thành máu thịt đến độ khi ăn ông nói chuyện cây cảnh đã đành mà khi ngủ ông cũng “mơ cây cảnh”.
Theo lời kể của ông thì từ năm 10 tuổi ông đã theo cha đi uốn cây cảnh khắp nơi. Điều đó có nghĩa là từ năm 10 tuổi cậu bé Hùng đã biết làm nghề. Không biết do thừa hưởng cái “gien “ nghệ sỹ của cha hay do trí thông minh sáng láng trời phú mà ông học nghề rất nhanh. Ngay từ thuở thanh niên ông đã được xếp vào hàng “tinh nghề”, được nhiều đàn anh trong giới nghệ thuật hoa kiểng quý trọng. Lý do của sự trọng thị đó có thể lý giải bằng nhiều nguyên nhân. Thứ nhất bản thân ông đã lĩnh hội được ở ông nội và cha những kỹ thật về cây cảnh thuộc loại “bí quyết gia truyền” độc nhất vô nhị , khiến nhiều người rất “nể”. Thứ hai ông được “thừa kế’ của ông nội và cha những cây cảnh thuộc loại “của hiếm” nên các nghệ nhân trong làng hoa cây cảnh rất thán phục. Đó chính là một thứ “lưng vốn” mà ngày nay chúng ta vẫn gọi theo cách hiện đại là thương hiệu.

Được gặp nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng trao đổi với ông, người viết cảm thấy kinh ngạc về sự phong phú của vốn kiến thức. Đúng là “nghề chơi cũng lắm công phu” câu ca cổ nhân nói không sai. Đối với nghệ nhân làng Cam Giá thì cây cảnh nghệ thuật không chỉ là là một thú chơi của kẻ thư nhàn mà nó trở thành “nghề chơi”. Khi đã nói đến yếu tố “nghề” có nghĩa là anh phải gắn bó, phải tinh tường. Để chứng minh cho độ tinh nghề của mình ông Hùng đá cầm bút vẽ cho tôi xem một cây thế  trong vòng một phút. Và ông nói người chơi cây muốn giỏi phải có tư chất nghệ sỹ, đặc biệt là tư duy về hội hoạ, hình hoạ không gian để áp dụng vào việc tạo hình cây.

Riêng đối với bộ môn trồng cây cảnh nghệ thuật trên đá có thể nói nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng thuộc loại hàng đầu của Ninh Bình hiện nay. Ông đã nhiều lần được Hội sinh vật cảnh các tỉnh Hải Dương, Thanh Hoá, Hoà Bình, Hà Nội, Hà Tĩnh… mời nói chuyện về các kinh nghiệm và kỹ thuật này. Khi nghe ông giảng giải nhiều nghệ nhân đã tỏ ra đặc biệt thích thú các kỹ thuật này.

Theo lời ông “ký cây trên đá” là một kỹ thuật độc đáo và vô cùng khó. Độc đáo ở chỗ mỗi cây lại phải tạo bằng một tư thế khác nhau. Khó bởi lẽ việc trồng cây và tạo dáng cây trên đá đòi hỏi một sự công phu, khéo léo, tỷ mỷ. Và phải tuân theo một nguyên tắc rất cơ bản là:Thứ nhất trồng cây trên đá rễ phải bệt được vào đá. Thứ nhì khi trồng cây trên đá thì cây và đá tách bạch nhau, nhưng phải tôn lên vẻ đẹp của nhau, không triệt tiêu vẻ đẹp của nhau, cùng cộng hưởng tăng giá trị thẩm mỹ.

Ông nhấn mạnh, đây là tiêu chí quan trọng nhất. Tất nhiên trên nền lý thuyết chung là vậy nhưng thể hiện trên thực tế đến đâu còn tuỳ thuộc vào từng loại cây và mức độ khéo của từng nghệ nhân. Độ tinh trong nghề thể hiện ở điểm này. Nghệ nhân Hùng không quên nhấn mạnh đến kinh nghiệm riêng đó là: kỹ thuật “ký cây trên đá” nếu muốn áp dụng thành công còn phải có vốn hiểu biết về đặc điểm sinh học của từng loại cây, sự thích hợp của cây đó với yếu tố thời tiết, quy trình cắt tỉa rễ câyphải hợp lý dựa vào chiều hòn đá, rễ chằng vào đá phải rất tự nhiên không làm mất thẩm mỹ của viên đá.

Những cây trên đá mà nghệ nhân Hùng tâm đắc nhất là cây có chiều buông dáng trực hoành, trực huyền hoặc thác đổ. Ông còn nói thêm khi tạo dáng cây trên đá cành cây buông thả phải tránh được viên đá, không che khuất viên đá, như cây mua tự nhiên . Từ đó ông đưa ra kết luận, dù là cây cảnh nghệ thuật nhưng phải tạo dáng sao cho gần như cây thiên nhiên và tuy con người can thiệp vào người xem vẫn cảm nhận được đây là cây cảnh, cây tự nhiên. Mặt khác, người chơi cây cảnh còn cần chú ý đến sự phù hợp của cây với dáng của chậu, của đôn đựng cây để tạo sự hài hoà, đồng thời tạo thêm tiểu cảnh để tôn lên vẻ đẹp của cây và đá.

Những kỹ thuật trên chính là kinh nghiệm đúc rút cả đời của một nghệ nhân đã chúng nghiệm câu “ nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Và riêng đối với nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng thì cách ông nói về cây như trên quả thực “nghệ tinh” rồi. Còn “thân vinh” ư ? Sự kính trọng nhất mực của nhiều nghệ nhân đối với ông chính là một minh chứng.

Với đam mê của mình, hiện tại nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng đang không ngừng sáng tạo nên nhiều “tác phẩm nghệ thuật xanh” rất có giá trị. Vào dịp Festival sinh vật cảnh của tỉnh Ninh Bình sắp diễn ra, dự kiến ông sẽ tham dự với 40 tác phẩm. Trong đó có nhiều tác phẩm được giới chơi cây trên đá chú ý như: Cây xanh Trực đảo thân, Cây xanh Huyền phượng vũ, Cây đa Long cuốn thuỷ.

Nhiều người trong giới chơi cây cảnh cả nước đánh giá kỹ thuật “ký cây trên đá” của nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng rất độc đáo và đây cũng được xem là thế mạnh và là đóng góp thiết thực của sinh vật cảnh Ninh Bình đối với cả nước.

Phương Nam
Lý do của sự trọng thị đó có thể lý giải bằng nhiều nguyên nhân. Thứ nhất bản thân ông đã lĩnh hội được ở ông nội và cha những kỹ thật về cây cảnh thuộc loại “bí quyết gia truyền” độc nhất vô nhị , khiến nhiều người rất “nể”. Thứ hai ông được “thừa kế’ của ông nội và cha những cây cảnh thuộc loại “của hiếm” nên các nghệ nhân trong làng hoa cây cảnh rất thán phục. Đó chính là một thứ “lưng vốn” mà ngày nay chúng ta vẫn gọi theo cách hiện đại là thương hiệu.

Được gặp nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng trao đổi với ông, người viết cảm thấy kinh ngạc về sự phong phú của vốn kiến thức. Đúng là “nghề chơi cũng lắm công phu” câu ca cổ nhân nói không sai. Đối với nghệ nhân làng Cam Giá thì cây cảnh nghệ thuật không chỉ là là một thú chơi của kẻ thư nhàn mà nó trở thành “nghề chơi”. Khi đã nói đến yếu tố “nghề” có nghĩa là anh phải gắn bó, phải tinh tường. Để chứng minh cho độ tinh nghề của mình ông Hùng đá cầm bút vẽ cho tôi xem một cây thế  trong vòng một phút. Và ông nói người chơi cây muốn giỏi phải có tư chất nghệ sỹ, đặc biệt là tư duy về hội hoạ, hình hoạ không gian để áp dụng vào việc tạo hình cây.

Riêng đối với bộ môn trồng cây cảnh nghệ thuật trên đá có thể nói nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng thuộc loại hàng đầu của Ninh Bình hiện nay. Ông đã nhiều lần được Hội sinh vật cảnh các tỉnh Hải Dương, Thanh Hoá, Hoà Bình, Hà Nội, Hà Tĩnh… mời nói chuyện về các kinh nghiệm và kỹ thuật này. Khi nghe ông giảng giải nhiều nghệ nhân đã tỏ ra đặc biệt thích thú các kỹ thuật này.

Theo lời ông “ký cây trên đá” là một kỹ thuật độc đáo và vô cùng khó. Độc đáo ở chỗ mỗi cây lại phải tạo bằng một tư thế khác nhau. Khó bởi lẽ việc trồng cây và tạo dáng cây trên đá đòi hỏi một sự công phu, khéo léo, tỷ mỷ. Và phải tuân theo một nguyên tắc rất cơ bản là:Thứ nhất trồng cây trên đá rễ phải bệt được vào đá. Thứ nhì khi trồng cây trên đá thì cây và đá tách bạch nhau, nhưng phải tôn lên vẻ đẹp của nhau, không triệt tiêu vẻ đẹp của nhau, cùng cộng hưởng tăng giá trị thẩm mỹ.

Ông nhấn mạnh, đây là tiêu chí quan trọng nhất. Tất nhiên trên nền lý thuyết chung là vậy nhưng thể hiện trên thực tế đến đâu còn tuỳ thuộc vào từng loại cây và mức độ khéo của từng nghệ nhân. Độ tinh trong nghề thể hiện ở điểm này. Nghệ nhân Hùng không quên nhấn mạnh đến kinh nghiệm riêng đó là: kỹ thuật “ký cây trên đá” nếu muốn áp dụng thành công còn phải có vốn hiểu biết về đặc điểm sinh học của từng loại cây, sự thích hợp của cây đó với yếu tố thời tiết, quy trình cắt tỉa rễ câyphải hợp lý dựa vào chiều hòn đá, rễ chằng vào đá phải rất tự nhiên không làm mất thẩm mỹ của viên đá.

Những cây trên đá mà nghệ nhân Hùng tâm đắc nhất là cây có chiều buông dáng trực hoành, trực huyền hoặc thác đổ. Ông còn nói thêm khi tạo dáng cây trên đá cành cây buông thả phải tránh được viên đá, không che khuất viên đá, như cây mua tự nhiên . Từ đó ông đưa ra kết luận, dù là cây cảnh nghệ thuật nhưng phải tạo dáng sao cho gần như cây thiên nhiên và tuy con người can thiệp vào người xem vẫn cảm nhận được đây là cây cảnh, cây tự nhiên. Mặt khác, người chơi cây cảnh còn cần chú ý đến sự phù hợp của cây với dáng của chậu, của đôn đựng cây để tạo sự hài hoà, đồng thời tạo thêm tiểu cảnh để tôn lên vẻ đẹp của cây và đá.

Những kỹ thuật trên chính là kinh nghiệm đúc rút cả đời của một nghệ nhân đã chúng nghiệm câu “ nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Và riêng đối với nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng thì cách ông nói về cây như trên quả thực “nghệ tinh” rồi. Còn “thân vinh” ư ? Sự kính trọng nhất mực của nhiều nghệ nhân đối với ông chính là một minh chứng.

Với đam mê của mình, hiện tại nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng đang không ngừng sáng tạo nên nhiều “tác phẩm nghệ thuật xanh” rất có giá trị. Vào dịp Festival sinh vật cảnh của tỉnh Ninh Bình sắp diễn ra, dự kiến ông sẽ tham dự với 40 tác phẩm. Trong đó có nhiều tác phẩm được giới chơi cây trên đá chú ý như: Cây xanh Trực đảo thân, Cây xanh Huyền phượng vũ, Cây đa Long cuốn thuỷ.

Nhiều người trong giới chơi cây cảnh cả nước đánh giá kỹ thuật “ký cây trên đá” của nghệ nhân Nguyễn Trọng Hùng rất độc đáo và đây cũng được xem là thế mạnh và là đóng góp thiết thực của sinh vật cảnh Ninh Bình đối với cả nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét