Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Sảng khoái thú chơi non bộ

Cây Cảnh Việt Nam - Chơi non bộ giờ đây đã vừa là thú vui vừa là khiếu thẩm mỹ của nhiều người muốn tìm về tự nhiên thanh bình và trong sạch.Trong bộn bề cuộc sống, ngày càng có ít thời gian được hòa mình vào thiên nhiên phong cảnh.
Sảng khoái thú chơi non bộ
alt
 
Vì vậy, nếu biết vận dụng khéo léo những nguyên tố căn bản của sự sống như thổ - đất đá, mộc - cây cỏ, thủy - mặt nước, kim - vật dụng bằng sắt thép, hỏa - đồ gốm để tạo nên những cảnh quan thu nhỏ - những hòn non bộ, giả sơn và thưởng thức chúng như thể cảnh núi non sông nước hữu tình có thực làm một cách giải trí hay, hiệu quả và thông thái. Thú chơi non bộ đã ra đời từ xa xưa gắn với việc tạo hình và trưng bày các khối đá giả sơn (núi) ở các danh gia vọng tộc. Khi ấy, người ta chơi những hòn đá lớn cao vượt đầu người. Do không sẵn đá lớn, họ phải thuê thợ lên núi đẽo đá mang về tạo dáng, theo thời gian họ thấy đá nhỏ cũng đẹp, lại dễ tìm trong dân gian, và cố công sưu tầm đưa thú chơi non bộ phát triển rộng khắp. Ngày nay, không chỉ ở nhà dân hay cơ quan đều trưng bày non bộ mà nhiều công trình văn hóa lịch sử quốc gia đều có hòn non bộ giúp du khách được thoải mái và tạo không khí mát mẻ. Chơi non bộ rất công phu, phải tỷ mỷ, chau truốt từ khâu chọn đá đến trồng cây, tạo hình… Thời gian trung bình để tạo một hòn núi giả ưng ý phải mất vài tháng. Đá phải là loại có nhiều lỗ thấm nước để nuôi cây, hay nhất là đá san hô dưới biển, sau đó là đá thấm thủy, đá vôi, đá trầm tích, đá mèo… Người chơi luôn tìm những đá có nhiều hang sâu, khe nứt để rêu và cây cối dễ dàng bám vào xanh tốt. Đôi khi gặp phải đá nhẵn mặt không hang hốc nhưng nhiều người vẫn thích vì đá rực rỡ vân hoa đẹp, người ta không trồng cây mà đánh rửa thật sạch chỉ trưng bày đá, coi như một tảng ngọc.
Khi làm non bộ, mọi người thường chọn thế núi trông giống núi non thật, như: Núi độc phong tuy có một ngọn song cao lớn hiểm trở. Núi song phong có hai ngọn đối nhau và nếu một ngọn nằm chếch vào ngọn kia thì gọi là núi phu thê hay phụ tử; Núi đa phong gồm ba ngọn trùng điệp trở lên, là thế núi quen thuộc nhất; Núi kỳ phong có một ngọn đẹp lạ thường nổi bật trong một dãy núi; Núi cương lĩnh là núi thấp nhiều đồi, hang hốc quanh co cho phép lai tạo đẹp; Núi long thăng có hình dáng một con rồng đang bay lên. Dân dã thường lấy tên núi Trường Sơn, vịnh Hạ Long, chùa Hương, Trúc lâm thiền viện, cây đa bến nước con đò đặt cho non bộ. Khi có dáng núi đẹp rồi, người ta điểm trên núi những loại cây cỏ cổ thụ. Xưa các cụ thường chọn những cây bộc lộ khí chất của con người, với nam giới là tùng trúc cúc mai thể hiện sự cương nghị - dũng mãnh - nho nhã, với nữ giới là liễu hồng lan hải đường cho thấy sự hiền dịu - đoan trang - thanh lịch. Ngoài ra, là những cây biểu tượng của sự trường thọ như si, đa, sung, xương rồng, dương xỉ… Sau cây, lại bày thêm nhà cửa, cầu cống, thuyền bè, tiều phu, mục đồng, bằng gốm sứ kim loại…
Cũng từ quan niệm nước non hữu tình, người chơi thường đặt núi vào bể nước tạo cảnh giả như núi trên sông hay biển. Núi tượng trưng cho sự hắc hiểm vô lượng, biển tượng trưng cho sự sâu xa khôn cùng, là hai yếu tố cần thiết tạo nên vẻ đẹp trời đất. Điều này còn thuận theo quy luật, có nước mới có sự sống, khi để đá vào nước cây cối mọc xanh tươi. Để tạo vẻ sinh động, nhiều người còn dùng các máy bơm tạo dòng chảy suối thác đẹp mắt, cũng như nuôi trong bể nhiều loại cá tôm cua ốc rực rỡ.

Tạo non bộ đã khó, thưởng thức mà nhận định được vẻ đẹp đích thực của non bộ còn khó hơn. Mỗi khối đá đều do trời đất tạo ra đều có vẻ đẹp tiềm ẩn. Có khối đá tự nhiên đã đẹp, có khối do gắn kết mà đẹp. Vì vậy rất khó đưa ra lời nhận xét. Có người đặt một khối đá to thô không có hang hốc cây cỏ ở nơi trang trọng và để khối đá cây cỏ xanh tươi, nước chảy róc rách ở góc sân, sở dĩ như vậy vì người chủ đã xem khối đá to là đẹp, và bởi đây là đá nguyên khối, không chắp vá, đẽo gọt. Khối đá có thế đứng của một ngọn núi hùng vĩ có thực trên đất nước ta. Tương tự, nhiều khối đá được trân trọng, khen ngợi bởi gắn với một câu chuyện trong lịch sử, một địa danh nổi tiếng hoặc có hình dáng của con rồng, sư tử, rùa, chim phượng hoàng là tứ linh, biểu tượng cho các điềm lành,...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét