Muốn cây cảnh mang tầm quốc tế thì việc chọn ra phong cách làm và chơi cây đại diện và đặc trưng nhất sẽ có tính quyết định thành bại.
Tôi đã từng đưa ra ý kiến rằng cây Sanh chính là cây đại diện cho cây cảnh Việt Nam, cây Sanh mang nhiều đặc điểm nổi trội mà dễ mang lại thành công cho người làm cây cảnh ở nước ta hiện nay và cũng là loại cây có giá trị cao nhất cho đến thời điểm này tính trên phạm vi toàn thế giới và đây cũng chính là cây có thể mang phong cách làm cây đặc trưng cho Việt Nam bởi vậy các phân tích sau này của tôi chỉ đề cập đến cây Sanh mà thôi, tôi nói thế không phải coi thường các cây khác nhưng muốn có phong cách đặc trưng thì không thể không chọn cây đặc trưng được.
Chúng ta có nhiều phong cách chơi khác nhau tùy thuộc vào vùng miền, địa phương nhưng với sự phát triển theo lối bột phát và không có định hướng thì cây cảnh việt sẽ đi đến đâu và về đâu là cái chúng ta có thể nhìn thấy được bởi vậy chúng ta đành phải so bó đũa để chọn cột cờ. Rõ ràng muốn có tầm quốc tế thì chúng ta phải làm sao để cho quốc tế biết nhiều đến những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Lâu nay chúng ta đã xuất khẩu nhiều hoa cây cảnh ra nước ngoài các sản phẩm đó chủ yếu xuất khẩu từ các nhà vườn nam bộ và đó là các cây làm theo lối công nghiệp và cái đó thì chẳng riêng gì Việt Nam mà các nước khác lại còn nổi tiếng hơn ta vậy nó không thể là đại diện được. Còn nếu là xuất khẩu những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao hơn thì chắc chắn Nhật Bản và Trung Quốc không ai bì được. Nói như vậy hóa ra chúng ta chẳng có gì sao? chẳng bao giờ đạt được đẳng cấp sao? hoàn toàn không và cũng chẳng phải bi quan về điều đó. Vì thực ra hiện nay chúng ta không có cây để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nói thế nhiều người lại bảo chẳng qua là do một số đại gia bỏ tiền ra thao túng cây cảnh đẩy giá cây cảnh lên thành bong bóng đến một lúc nào đó nó sẽ xì và mang đến thất vọng cho người làm cây, xin thưa cũng không. Đại gia Toàn đô la là người chịu chi nhất mà cũng chỉ thống kê bỏ ra có hơn 120 tỷ đồng có nghĩa là chưa đầy mười triệu đô mà trong tay hiện nay có đến nửa ngàn tác phẩm mà tác phẩm nào cũng đẳng cấp và cũng là người sở hữu nhiều cây có số của Việt Nam nếu đem so với người sở hữu bức tranh đắt nhất của Picasso 101 triệu đô thì thấm vào đâu nói như vậy nhiều người làm hội họa lại bỉu môi cho rằng sao lại nhổ vào nghệ thuật như vậy. Đại gia chơi cây là cái may cho nước nhà, nó vừa kích thích sự phát triển cho nghề cây cảnh, nó vừa mang lại công ăn việc làm cho bao nhiêu con người và nó đã làm đổi đời nhiều người mà lâu nay lam lũ giờ có nhà cửa đàng hoàng và cuộc sống tốt hơn. Còn bao nhiêu đại gia nữa chỉ chú tâm tậu những món đồ đắt tiền hàng triệu đô chỉ để là phương tiện đi lại và thỏa mãn thú khoe sự giàu có, bao nhiêu người ném tiền vào bất động sản để những biệt thự bỏ hoang, bao nhiêu người ném tiền vào sòng bạc và bao nhiêu người âm thầm gửi vào các nhà băng nước ngoài để sau này tính kế lặn luôn không thấy tăm hơi, những đại gia cây cảnh chính là những người cần được nhìn nhận một cách công tâm hơn. Và anh em hãy chú ý, cây đã vào các đại gia thì đừng mong ngày trở về chốn cũ, có chăng chỉ là chuyển từ đại gia này đến đại gia khác mà thôi. Tôi đã hơi quá đà nhưng để thấy rằng mình còn chưa thỏa mãn được nhu cầu trong nước chứ nói gì đến xuất khẩu ra thế giới. Nhưng nếu thế đã thỏa mãn thì có phần quá phiến diện và chỉ là ếch ngồi đáy giếng, chúng ta phải làm sao để thế giới không những biết đến mà sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đô thậm chí hàng trăm tiệu đô để sở hữu những tuyệt tác mang thương hiệu cây cảnh việt đó mới là đẳng cấp và đặc sản việt. Nói như vậy lại quá bong bóng mà chúng ta đang thổi rồi nhưng chẳng lẽ chúng ta lại không giám nghĩ thế sao, người việt còn giám bỏ ra mất triệu đô để mua thì chẳng có lý gì là không thể mà tôi còn cho rằng không có để bán ấy chứ vì những tác phẩm đó mà xuất đi thì e rằng chúng ta chỉ được nhìn chúng qua ảnh chứ đừng nói đến chuyện mon men được đến gần để sờ, để ngắm để chụp ảnh như hiện nay.
Vậy dòng chơi cây nào có phong cách đặc trưng và có thể làm đại diện cho cây cảnh việt?. Nhìn lại lịch sử phát triển của cây cảnh việt cũng chỉ có mấy trăm năm mà nam định có lẽ là nơi đầu tiên có nghề cây cảnh nổi tiếng và lâu đời minh chứng là còn các ngôi đền miếu thờ ông tổ nghề làm cây giờ vẫn còn đó thế mà giờ đây các cây cảnh cổ của nam điền còn thi nhau phá thế nên không thể là đại diện được. Nhiều địa phương khác thường làm theo lối dùng uốn tay cành mà hiện nay cách làm cây của Nhật hay Tàu đền đang áp dụng tương đối rộng rãi thì mình không nên đi theo lối của họ vì mãi mãi là người đến sau mà thôi. Trong các phong cách chơi cây thì lối chơi cây của người Hà Thành là lối chơi rõ nét nhất, đảm bảo được các tiêu chí cổ, kĩ, kì mĩ và yêu cầu có phần khắt khe nhưng không cứng nhắc, rất kĩ thuật không phải ai cũng làm được, không làm suồng sã như cây chợ cây công nghiệp, làm cây là phải có cái tâm và mỗi tác phẩm đều chứa đựng những giá trị nghệ thuật và tinh thần của người làm cây gửi gắm vào trong đó. Cái đẹp của cây theo lối này dù là người hiểu biết về cây hay không hiểu biết đều cảm nhận được và một thực tế cho thấy các dòng cây hiện nay đang chuyển hướng sang phong cách này. Vậy không có lí do gì mà không chọn lối làm cây theo phong cách Hà Thành làm phong cách đại diện cho cây cảnh Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét