Ở tại Nhật Bản, cũng có những cây trồng chậu (hachiue) ra hoa thật đẹp,tuy nhiên, điều đó không quan hệ gì đến cây cảnh thu nhỏ của Bonsai cả. Hai cách trồng và cảm thụ không giống nhau. Cây cảnh thu nhỏ bất cứ mùa nào cũng đẹp cả, dù đang ra hoa hay trụi lá. Ra hoa có cái đẹp của hoa; trụi lá có cái đẹp của cảnh tiêu sơ.
Thiên nhiên luôn luôn phơi bày vẻ đẹp hoàn thiện của nó; - nói theo G. Ohsawa -. Người nước ngoài khi đến thăm nước Nhật thường ngạc nhiên vì không thấy những hoa đẹp khắp nơi như họ thường tưởng tượng đến.
Họ thường suy nghĩ rằng: Nhật Bản vốn là xứ lý tưởng nhất của tất cả các loài hoa. Nhưng khi đến đây, tham quan nhiều nơi, ngay cả khu vườn của các gia đình vọng tộc, họ chẳng thấy mấy cành hoa, mà chỉ thấy nhiều lá, cỏ, rong rêu là những thứ ban đầu họ không để ý đến. Người Tây Phương thường nghĩ và thích màu sắc hoa rực rỡ; người Nhật thì đi tìm vẻ đẹp tiêu sái trong thiên nhiên, hoa lá, đá, sỏi, rong rêu. Dù thô sơ, nhưng nói lên nhiều điều. Một trong những lý do đặc biệt khiến người ta ít quan tâm đến hoa trong những chậu cảnh tí hon là không thể nào thu nhỏ kích thước của hoa, để hoà hợp với những thành phần khác của cây; hoa khó thu nhỏ hơn lá.
Cây cảnh có đủ cỡ vì kích thước của chậu có cái rộng mỗi chiều đến 2m, nhưng phần lớn thì không quá cao hơn 30cm. Những năm gần lại đây, người ta lại có kiểu "chơi cây cảnh bỏ túi" với những cây tí hon trồng trong chậu, mỗi chiều chừng 3cm đến 4cm là cùng.Như vậy, những cây hoa trà trồng trong cảnh không hợp, vì quá lớn đã không thể thu nhỏ. Anh đào và hải đường (khaido) cũng bị loại vì lý do tương tự: công hoa quá dài không thu ngắn lại được. Tuy nhiên, một loại anh đào núi, mới được khám phá trong những năm gần đây - anh đào Phú Sĩ - lại có thể trồng làm cảnh. Vài loại cây khác, như bách nhật hồng (hồng tử vi) (sarusuberi) cũng không thích hợp, vì đến mùa hoa, cành vươn ra quá dài, phá mất đi thế thăng bằng của cây và lớp rêu phong cũng đã mất đi phần duyên dáng. Những ví dụ trên đây cho thấy vì chọn những cây nào có thể thu nhỏ lại mới trồng trong khung khổ Bonsai.
Trong cấu trúc Bonsai, số cánh hoa, nhiều hoặc ít, cũng góp phần tạo dáng cho hoa. Cánh hoa càng nhiều thì càng dài và càng làm cho dáng hoa tăng phần tao nhã. Thông thường, Bonsai thường thích những cánh hoa lẻ; hoa chùm không quý bằng hoa đơn chiếc. Tính lẻ loi, cô độc thường đi đôi với tính khiêm nhường, suy tư và thận trọng. Hoa mai Nhật Bản thường được chọn trong chiều hướng đó. Trồng cây cảnh thu nhỏ là một nghệ thuật ít tốn kém mà một người kéo xe hay một người giàu có, dòng dõi quí tộc đều có thể thực hành được. Trong bất cứ phòng khách nào của người Nhật cũng có chỗ dành riêng cho chậu cảnh. Chậu cây đặt trên một chiếc bàn con, phải vừa tầm nhìn của khách ngồi trong phòng để khách thấy được toàn thể mà khỏi nhướn người lên hay phải ngước mắt. Như thế khách mới đủ bình tĩnh nhận xét nghệ thuật cây cảnh, đồng thời cũng xuyên qua đó biết được tâm tính và thị hiếu của chủ nhà, đả biểu hiện rõ nét trong chậu cây yêu quý của họ.
Trong phòng khách dường như thiếu vắng những đồ đạc, tranh ảnh, sắc màu rực rỡ, mục đích là để cho khách để ý đến cây cảnh đặt nơi trang trọng của căn phòng. Những câu chuyện xã giao của họ cũng khởi đầu bằng chuyện cây cảnh. Thưởng thức một vật bé nhỏ như thế đòi hỏi phải có tầm nhìn tinh tế, sâu sắc. Thành thử người Tây Phương đến đây trong giao dịch, thù tiếp với phong cách nầy nếu không hiểu được chút gì về Bonsai, cũng là chuyện thiệt thòi, trở ngại. Chính vì thế, trong thị trường người Nhật không ghi danh mục Bonsai, vì theo họ, đưa một chậu Bonsai ra nước ngoài trong hoàn cảnh đó, khiến cho cây cô đơn vô cùng. Thật ra, Bonsai của Nhật cũng có những nét đặc thù. Nét nầy do ýthức của người trồng và sự quý mến cây cảnh. Người ta thường cho rằng nghệ thuật trồng cây cảnh nầy bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập và đã có từ đời Đường, Tống. Người Nhật cũng thường du nhập văn hoá, nghệ thuật nước ngoài. Sự du nhập nầy nhiều khi quá đáng, theo quan sát nhiều người.
Tuy nhiên, có một điều phải xác nhận là một khi du nhập, thì người Nhật đã biến đổi theo thần trí và hồn tính của mình. Bonsai cũng nằm trong phạm trù nầy. Những chậu cây cảnh Trung Quốc giống như những chậu diệp lan, thường thấy chưng bày trong nhiều khách sạn Âu Mỹ. Nhưng nhìn kỹ, sẽ thấy thiếu sinh khí, hỗn độn, không đặt đúng cách, thậm chí khôngai đoái hoài đến. Chậu cảnh của Nhật thì khác hẳn. Mỗi chậu đều tuân thủ quy luật chính xác, không lẫn lộn vào đâu được, nếu để bên cạnh Bonsai Trung Quốc. Nghệ nhân Bonsai rất am tường quy luật đó. Họ có thứ triết lý riêng cho Bonsai. Triết lý đó là: Chậu cây cảnh là tượng trưng cho sự khắc khổ và khôn ngoan. Hiểu được nghệ thuật đó đã không dễ. Cây cảnh thu nhỏ tiêu biểu cho một cây già lâu năm, đứng trơ trọi một mình trong vũ trụ bao la, có dáng dấp và phong thái rất đẹp. Tạo được hình ảnh như thế cho một cây bé nhỏ chỉ cao khoảng 30cm thường trồng bằng hạt quả là việc không phải dễ dàng gì! Nhưng đó lại là một điều cần thiết trong bước khởi đầu.
Theo người Nhật, bất cứ việc gì muốn được xem là toàn thiện thì không những phải hội đủ các đặc tính vật chất, mà còn mang một tính chất không thể cân lường, không thể nhìn thấy, hướng về cõi vô hình. Người Nhật gọi tên là "sabi". Thuật ngữ "sabi" thật khó dịch ra đúng nghĩa. Có người tạm dịch là "patine", tức là lớp meo mốc, rêu phong, bám vào vật bằng đồng cũ, vào tấm bia cổ. Nhưng "sabi" lại có tính chất tinh tế hơn. Những bậc thầy về Bonsai có nhiều bí quyết để tạo ra nét rêu phong như thế. Không thể dán vào tùy tiện được. Gọi đó là nghề gia truyền, quả không ngoa. Thị trường cây cảnh Mỹ cũng bán sabi! Nhưng đó là giả tạo. Họ không hiểu ý nghĩa của sabi trong nghệ thuật. Đừng nói đến việc tạo sabi đúng phẩm chất. Chúng ta có thể hiểu thêm, khi đi sâu vào.
Trong Bonsai Nhật, đôi loại vỏ cây sù sì nhưng mềm tự nhiên có được rêu phong, nhưngphần đông lại không có. Một cây hoàn hảo về mọi mặt trong phép trồng nầy, nhưng thiếu điểm tạo rêu phong nầy tức là chưa đạt. Bonsai thường mang tính "già nua". Có nhiều đặc tính góp phần tạo ra cảm giác "già nua cực độ". Muốn vậy, cần có thời gian. Từ khimới mọc cho đến khi chết, không một bộ phận nào của cây cỏ giữ nguyên tỉ lệ kích thước, vóc dáng, màu sắc của lá, của rễ, của cành. Những thay đổi đó thường gây trở ngại trong việc tái tạo những đường nét chi li trong một mô hình thu nhỏ. Trong phạm vi nầy, người Nhật thường có những "mặc ước" gọi là "ngoại luật" (licences) về thẩm mỹ. Điều nầy cũng giống như ngoại luật trong thi ca. Chơi cây cảnh cũng là một nghệ thuật. Trong phạm vi Bonsai cũng thế. Chẳng hạn như người ta có thể châm chước một cây cảnh có lá không tương xứng với thân và cành vì tương đối lớn, mặc dù đã tìm mọi cách làm cho chúng nhỏ lại và tạo lớp rêu phong cần thiết.
Người Nhật cũng chấp nhận một thân cây to đến độ nào đó, quá khổ nếu so với chiều cao của cây. Trong nghệ thuật Nhật, thường có những đột phá đó. Họ đã quen với tính "không tỉ lệ". Cũng như đọc thơ Haiku, xem loại kịch "Nôh". Thơ thì quá gọn, kịch có khi không lời. Cây cảnh Nhật không ra ngoài tính chất nghệ thuật đó. Một cây cảnh toàn hảo không mang dấu vết gì, kể cả những vết uốn nắn mà nó phải trải qua. Người ta thường ví điều nầy như một người đàn bà từng sống trong khuôn khổ, luôn luôn giữ nụ cười đôn hậu, không để lộ nét khổ đau. Một hiệp sĩ từ chiến trường về phải quên đi những thương tích trên mình, không kể lể với ai. Cây cảnh cũng tương tự như vậy. Không để lại dấu vết nào về thương tích cả.
Nghệ thuật Bonsai trọng về tự nhiên. Vỏ cây sần sùi, lồi lõm không đều, mặc dù phủ lớp rêu phong, nhưng phải là không có sự chắp nối, chiết cắt. Những cành vô dụng phải được cắt bỏ đi từ khi mới nhú ra, chẳng khác nào chữa trị tật xấu trẻ em. Tất cả thành phần trong cây cảnh phải hoà hợp, cành không nên già hơn rễ, rễ không già hơn cành. Khác đi, tức là giả tạo.
Một số nét kỹ thuật nhấn mạnh điểm nầy. Quan sát thì rõ. Đầu cây càng già thì càng tròn, trông giống như cái tán. Trái lại cây còn non thì đầu nhọn, được hiểu như tham vọng chưa được thoả mãn, trông thật trơ trẻn. Cũng như người, đến một lúc nào, cây cũng phải biết "an phận" của mình. Không gì khó coi hơn, một cây đã già nua mà "không biết nhẫn", cứ chìa đầu ra, hếch mặt lên trời. Đó là mất quân bình. Cũng là kém khôn ngoan, đã chống lại minh triết của tạo hoá. Chơi cây cảnh phải hiểu nguyên tắc nầy. Muốn tạo cho phần trên cùng của cây bé nhỏ có dáng tròn xinh xắn, cần phải tác động bằng nhiều cách. Hiệu quả tốt nhất là độ cạn của chậu. Các cành đều lệ thuộc ít nhiều vào rễ, vì rễ nuôi cành. Rễ đâm thẳng xuống, thì đầu cây phải nhọn. Rễ đâm ngang thì đầu bằng.
Khi mùa đông đến, người ta bứng cây ra đặt xuống đất trong vườn theo phương pháp hồi xuân, những cành trên thường chỉa lên trời vì đâm rễ xuống. Hiểu nguyên tắc nầy sẽ tạo nên tán tròn. Với những ý niệm kể trên, một cây cổ thụ hoàn toàn lý tưởng trong Bonsai phải thể hiện được thế quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Đầu trên của cây hơi cong tròn, trông vẻ khiêm tốn. Nếu không, cây sẽ mất hết ý nghĩa. Tuy nhiên, người ta cũng thấy đột phá một vài cây cổ thụ có những cành bên trên ngả mạnh về sau. Trông tưởng như những trận cuồng phong làm cho xô dạt về một phía. Đó là thể hiện sự khổ đau của những người không muốn an phận, thủ thường. Có những người vào tuổi xế chiều vẫn còn bon chen, mưu danh đoạt lợi. Họ sẽ bị đánh bạt như loại cây nầy. Ngũ hành trong vũ trụ bẻ gãy họ. Người Nhật ít thích kiểu dáng nầy.
Thiên nhiên luôn luôn phơi bày vẻ đẹp hoàn thiện của nó; - nói theo G. Ohsawa -. Người nước ngoài khi đến thăm nước Nhật thường ngạc nhiên vì không thấy những hoa đẹp khắp nơi như họ thường tưởng tượng đến.
Họ thường suy nghĩ rằng: Nhật Bản vốn là xứ lý tưởng nhất của tất cả các loài hoa. Nhưng khi đến đây, tham quan nhiều nơi, ngay cả khu vườn của các gia đình vọng tộc, họ chẳng thấy mấy cành hoa, mà chỉ thấy nhiều lá, cỏ, rong rêu là những thứ ban đầu họ không để ý đến. Người Tây Phương thường nghĩ và thích màu sắc hoa rực rỡ; người Nhật thì đi tìm vẻ đẹp tiêu sái trong thiên nhiên, hoa lá, đá, sỏi, rong rêu. Dù thô sơ, nhưng nói lên nhiều điều. Một trong những lý do đặc biệt khiến người ta ít quan tâm đến hoa trong những chậu cảnh tí hon là không thể nào thu nhỏ kích thước của hoa, để hoà hợp với những thành phần khác của cây; hoa khó thu nhỏ hơn lá.
Cây cảnh có đủ cỡ vì kích thước của chậu có cái rộng mỗi chiều đến 2m, nhưng phần lớn thì không quá cao hơn 30cm. Những năm gần lại đây, người ta lại có kiểu "chơi cây cảnh bỏ túi" với những cây tí hon trồng trong chậu, mỗi chiều chừng 3cm đến 4cm là cùng.Như vậy, những cây hoa trà trồng trong cảnh không hợp, vì quá lớn đã không thể thu nhỏ. Anh đào và hải đường (khaido) cũng bị loại vì lý do tương tự: công hoa quá dài không thu ngắn lại được. Tuy nhiên, một loại anh đào núi, mới được khám phá trong những năm gần đây - anh đào Phú Sĩ - lại có thể trồng làm cảnh. Vài loại cây khác, như bách nhật hồng (hồng tử vi) (sarusuberi) cũng không thích hợp, vì đến mùa hoa, cành vươn ra quá dài, phá mất đi thế thăng bằng của cây và lớp rêu phong cũng đã mất đi phần duyên dáng. Những ví dụ trên đây cho thấy vì chọn những cây nào có thể thu nhỏ lại mới trồng trong khung khổ Bonsai.
Trong cấu trúc Bonsai, số cánh hoa, nhiều hoặc ít, cũng góp phần tạo dáng cho hoa. Cánh hoa càng nhiều thì càng dài và càng làm cho dáng hoa tăng phần tao nhã. Thông thường, Bonsai thường thích những cánh hoa lẻ; hoa chùm không quý bằng hoa đơn chiếc. Tính lẻ loi, cô độc thường đi đôi với tính khiêm nhường, suy tư và thận trọng. Hoa mai Nhật Bản thường được chọn trong chiều hướng đó. Trồng cây cảnh thu nhỏ là một nghệ thuật ít tốn kém mà một người kéo xe hay một người giàu có, dòng dõi quí tộc đều có thể thực hành được. Trong bất cứ phòng khách nào của người Nhật cũng có chỗ dành riêng cho chậu cảnh. Chậu cây đặt trên một chiếc bàn con, phải vừa tầm nhìn của khách ngồi trong phòng để khách thấy được toàn thể mà khỏi nhướn người lên hay phải ngước mắt. Như thế khách mới đủ bình tĩnh nhận xét nghệ thuật cây cảnh, đồng thời cũng xuyên qua đó biết được tâm tính và thị hiếu của chủ nhà, đả biểu hiện rõ nét trong chậu cây yêu quý của họ.
Trong phòng khách dường như thiếu vắng những đồ đạc, tranh ảnh, sắc màu rực rỡ, mục đích là để cho khách để ý đến cây cảnh đặt nơi trang trọng của căn phòng. Những câu chuyện xã giao của họ cũng khởi đầu bằng chuyện cây cảnh. Thưởng thức một vật bé nhỏ như thế đòi hỏi phải có tầm nhìn tinh tế, sâu sắc. Thành thử người Tây Phương đến đây trong giao dịch, thù tiếp với phong cách nầy nếu không hiểu được chút gì về Bonsai, cũng là chuyện thiệt thòi, trở ngại. Chính vì thế, trong thị trường người Nhật không ghi danh mục Bonsai, vì theo họ, đưa một chậu Bonsai ra nước ngoài trong hoàn cảnh đó, khiến cho cây cô đơn vô cùng. Thật ra, Bonsai của Nhật cũng có những nét đặc thù. Nét nầy do ýthức của người trồng và sự quý mến cây cảnh. Người ta thường cho rằng nghệ thuật trồng cây cảnh nầy bắt nguồn từ Trung Quốc du nhập và đã có từ đời Đường, Tống. Người Nhật cũng thường du nhập văn hoá, nghệ thuật nước ngoài. Sự du nhập nầy nhiều khi quá đáng, theo quan sát nhiều người.
Tuy nhiên, có một điều phải xác nhận là một khi du nhập, thì người Nhật đã biến đổi theo thần trí và hồn tính của mình. Bonsai cũng nằm trong phạm trù nầy. Những chậu cây cảnh Trung Quốc giống như những chậu diệp lan, thường thấy chưng bày trong nhiều khách sạn Âu Mỹ. Nhưng nhìn kỹ, sẽ thấy thiếu sinh khí, hỗn độn, không đặt đúng cách, thậm chí khôngai đoái hoài đến. Chậu cảnh của Nhật thì khác hẳn. Mỗi chậu đều tuân thủ quy luật chính xác, không lẫn lộn vào đâu được, nếu để bên cạnh Bonsai Trung Quốc. Nghệ nhân Bonsai rất am tường quy luật đó. Họ có thứ triết lý riêng cho Bonsai. Triết lý đó là: Chậu cây cảnh là tượng trưng cho sự khắc khổ và khôn ngoan. Hiểu được nghệ thuật đó đã không dễ. Cây cảnh thu nhỏ tiêu biểu cho một cây già lâu năm, đứng trơ trọi một mình trong vũ trụ bao la, có dáng dấp và phong thái rất đẹp. Tạo được hình ảnh như thế cho một cây bé nhỏ chỉ cao khoảng 30cm thường trồng bằng hạt quả là việc không phải dễ dàng gì! Nhưng đó lại là một điều cần thiết trong bước khởi đầu.
Theo người Nhật, bất cứ việc gì muốn được xem là toàn thiện thì không những phải hội đủ các đặc tính vật chất, mà còn mang một tính chất không thể cân lường, không thể nhìn thấy, hướng về cõi vô hình. Người Nhật gọi tên là "sabi". Thuật ngữ "sabi" thật khó dịch ra đúng nghĩa. Có người tạm dịch là "patine", tức là lớp meo mốc, rêu phong, bám vào vật bằng đồng cũ, vào tấm bia cổ. Nhưng "sabi" lại có tính chất tinh tế hơn. Những bậc thầy về Bonsai có nhiều bí quyết để tạo ra nét rêu phong như thế. Không thể dán vào tùy tiện được. Gọi đó là nghề gia truyền, quả không ngoa. Thị trường cây cảnh Mỹ cũng bán sabi! Nhưng đó là giả tạo. Họ không hiểu ý nghĩa của sabi trong nghệ thuật. Đừng nói đến việc tạo sabi đúng phẩm chất. Chúng ta có thể hiểu thêm, khi đi sâu vào.
Trong Bonsai Nhật, đôi loại vỏ cây sù sì nhưng mềm tự nhiên có được rêu phong, nhưngphần đông lại không có. Một cây hoàn hảo về mọi mặt trong phép trồng nầy, nhưng thiếu điểm tạo rêu phong nầy tức là chưa đạt. Bonsai thường mang tính "già nua". Có nhiều đặc tính góp phần tạo ra cảm giác "già nua cực độ". Muốn vậy, cần có thời gian. Từ khimới mọc cho đến khi chết, không một bộ phận nào của cây cỏ giữ nguyên tỉ lệ kích thước, vóc dáng, màu sắc của lá, của rễ, của cành. Những thay đổi đó thường gây trở ngại trong việc tái tạo những đường nét chi li trong một mô hình thu nhỏ. Trong phạm vi nầy, người Nhật thường có những "mặc ước" gọi là "ngoại luật" (licences) về thẩm mỹ. Điều nầy cũng giống như ngoại luật trong thi ca. Chơi cây cảnh cũng là một nghệ thuật. Trong phạm vi Bonsai cũng thế. Chẳng hạn như người ta có thể châm chước một cây cảnh có lá không tương xứng với thân và cành vì tương đối lớn, mặc dù đã tìm mọi cách làm cho chúng nhỏ lại và tạo lớp rêu phong cần thiết.
Người Nhật cũng chấp nhận một thân cây to đến độ nào đó, quá khổ nếu so với chiều cao của cây. Trong nghệ thuật Nhật, thường có những đột phá đó. Họ đã quen với tính "không tỉ lệ". Cũng như đọc thơ Haiku, xem loại kịch "Nôh". Thơ thì quá gọn, kịch có khi không lời. Cây cảnh Nhật không ra ngoài tính chất nghệ thuật đó. Một cây cảnh toàn hảo không mang dấu vết gì, kể cả những vết uốn nắn mà nó phải trải qua. Người ta thường ví điều nầy như một người đàn bà từng sống trong khuôn khổ, luôn luôn giữ nụ cười đôn hậu, không để lộ nét khổ đau. Một hiệp sĩ từ chiến trường về phải quên đi những thương tích trên mình, không kể lể với ai. Cây cảnh cũng tương tự như vậy. Không để lại dấu vết nào về thương tích cả.
Nghệ thuật Bonsai trọng về tự nhiên. Vỏ cây sần sùi, lồi lõm không đều, mặc dù phủ lớp rêu phong, nhưng phải là không có sự chắp nối, chiết cắt. Những cành vô dụng phải được cắt bỏ đi từ khi mới nhú ra, chẳng khác nào chữa trị tật xấu trẻ em. Tất cả thành phần trong cây cảnh phải hoà hợp, cành không nên già hơn rễ, rễ không già hơn cành. Khác đi, tức là giả tạo.
Một số nét kỹ thuật nhấn mạnh điểm nầy. Quan sát thì rõ. Đầu cây càng già thì càng tròn, trông giống như cái tán. Trái lại cây còn non thì đầu nhọn, được hiểu như tham vọng chưa được thoả mãn, trông thật trơ trẻn. Cũng như người, đến một lúc nào, cây cũng phải biết "an phận" của mình. Không gì khó coi hơn, một cây đã già nua mà "không biết nhẫn", cứ chìa đầu ra, hếch mặt lên trời. Đó là mất quân bình. Cũng là kém khôn ngoan, đã chống lại minh triết của tạo hoá. Chơi cây cảnh phải hiểu nguyên tắc nầy. Muốn tạo cho phần trên cùng của cây bé nhỏ có dáng tròn xinh xắn, cần phải tác động bằng nhiều cách. Hiệu quả tốt nhất là độ cạn của chậu. Các cành đều lệ thuộc ít nhiều vào rễ, vì rễ nuôi cành. Rễ đâm thẳng xuống, thì đầu cây phải nhọn. Rễ đâm ngang thì đầu bằng.
Khi mùa đông đến, người ta bứng cây ra đặt xuống đất trong vườn theo phương pháp hồi xuân, những cành trên thường chỉa lên trời vì đâm rễ xuống. Hiểu nguyên tắc nầy sẽ tạo nên tán tròn. Với những ý niệm kể trên, một cây cổ thụ hoàn toàn lý tưởng trong Bonsai phải thể hiện được thế quân bình thiêng liêng trong vũ trụ. Đầu trên của cây hơi cong tròn, trông vẻ khiêm tốn. Nếu không, cây sẽ mất hết ý nghĩa. Tuy nhiên, người ta cũng thấy đột phá một vài cây cổ thụ có những cành bên trên ngả mạnh về sau. Trông tưởng như những trận cuồng phong làm cho xô dạt về một phía. Đó là thể hiện sự khổ đau của những người không muốn an phận, thủ thường. Có những người vào tuổi xế chiều vẫn còn bon chen, mưu danh đoạt lợi. Họ sẽ bị đánh bạt như loại cây nầy. Ngũ hành trong vũ trụ bẻ gãy họ. Người Nhật ít thích kiểu dáng nầy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét