Bé giỏi giang nhờ vào việc bổ sung dinh dưỡngcủa người mẹ. (Hình minh họa) |
Sức khỏe của mẹ quyết định sự khỏe mạnh, thông minh của bé.
1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm khi mang thai
Khi quyết định sẽ làm người mẹ, cần biết cơ thể mình đã sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ nặng nề này? Bởi khi mang thai cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu và sinh lý, ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi. Qua khảo sát thực tế tại nhiều bệnh viện phụ sản tại Mỹ và Ba Lan, có tới trên 60% phụ nữ trong thời gian mang thai xuất hiện viêm nhiễm âm đạo.
Bộ phận này bị nhiễm nấm Candida và vi khuẩn bacterias fecales. Mấy năm trước đây, phần đông các chuyên gia sản khoa coi thường những viêm nhiễm này, cho rằng chỉ gây khó chịu cho thai phụ, chứ không gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới bào thai. Tuy nhiên, gần đây nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những viêm nhiễm không được chú ý này có thể là nguyên nhân gây tình trạng kìm hãm sự phát triển bình thường của bào thai, sảy thai, đẻ non, mẹ bị viêm thận…
Do vậy, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần làm xét nghiệm các chất dịch âm đạo. Trong trường hợp phát hiện có liên cầu khuẩn B, cần khẩn trương điều trị.
Để tránh âm đạo bị nhiễm khuẩn, có thể dùng các chế phẩm chứa các loại vi sinh như Lactobacillus rhamnosus GR-1, Lactobacillus reuteri RC-14 và lactic acid – những nhân tố có tác dụng bổ sung, tăng cường và bảo vệ “cư dân” vi sinh định cư trong bộ máy sinh dục phụ nữ. Ngoài ra các loại vi sinh còn có tác dụng duy trì độ pH thích hợp trong bộ máy sinh dục, chống lại sự thâm nhập và phát triển của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Trước khi quyết định mang thai và trong thời gian mang thai cần thực hiện một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm nhằm kiểm tra nhóm máu và yếu tố Rherus để biết, máu có Rherus dương (RH+) hay Rherus âm (RH-), vì cả hai loại máu này không tương thích với nhau. Nếu máu của thai phụ là RH- nhưng đang mang thai có máu RH+, thì sẽ có khả năng cơ thể người mẹ sản sinh ra kháng thể chống lại các tế bào máu RH+.
Điều đó có thể ảnh hưởng đến thai nhi ở giai đoạn sau của thai kỳ. Bằng việc biết sớm nhóm máu của mẹ, bác sĩ có thể giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng cho thai nhi.
Xét nghiệm xác định bệnh sởi (hay còn gọi là Rubella): Nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy người mẹ không có khả năng miễn dịch, sẽ biết rằng cần tránh tiếp xúc với những người đang bị sởi bởi vì nó có thể gây hại cho thai nhi.
Các bệnh khác: Xét nghiệm máu để kiểm tra có bị viêm gan virus B và giang mai hay không vì cả hai bệnh này đều nguy hại cho thai nhi. Nếu cần, cũng sẽ được đề nghị xét nghiệm HIV/ AIDS.
Kiểm tra nồng độ albumin trong nước tiểu – hiện tượng có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc nếu kèm theo các triệu chứng khác như phù nề hoặc huyết áp cao là biểu hiện của bệnh lý tiền sản giật. Bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Kiểm tra độ đường trong nước tiểu – yếu tố có thể chứng tỏ dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, tuy nhiên người mẹ vẫn có thể điều chỉnh đường huyết bằng các chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp.
2. Bổ sung vitamin và thành phần vi khoáng
Nhu cầu của thai phụ không chỉ do người mẹ mà cho cả thai nhi. Do vậy, cần bổ sung một lượng thích hợp canxi, sắt, kẽm, magiê, và vitamin nhóm B. Một số khảo cứu của Mỹ cho thấy, những phụ nữ được bổ sung liều thích hợp vitamin và khoáng chất tổng hợp có sức khỏe tốt hơn và đặc biệt là những đứa trẻ sinh ra cũng khỏe mạnh hơn. Có thể bổ sung vitamin và khoáng chất tổng hợp từ ngày bắt đầu mang thai đến khi sinh con, cũng có thể bổ sung trước ngày mang thai 3 tháng và kết thúc khi ngừng cho con bú.
Đối với người mẹ, thiếu hụt vitamin hay khoáng chất sẽ có hại cho sức khỏe, nhưng quá liều cũng gây hậu quả tiêu cực. Trong thời gian mang thai, cần đặc biệt tránh dùng quá liều natri – yếu tố gây huyết áp cao, phốt-pho làm suy yếu sự hấp thụ nhiều hoạt chất dinh dưỡng và vitamin A.
3. Chế độ dinh dưỡng đủ chất và thích hợp
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai phải đặt trong tâm chất lượng lên trên số lượng. Tất nhiên, nhu cầu về năng lượng của người mẹ sẽ tăng thêm khoảng 300 kcal/ ngày. Nhiều phụ nữ ngộ nhận là phải ăn gấp đôi vì cho cả mẹ và con.
Ăn như thế sẽ gây béo phì, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình mang thai và thậm chí gây đẻ khó. Hợp chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho thai nhi là chất đạm – rất cần thiết cho sự phát triển của thai. Từ tháng thứ 4, nhu cầu về đạm tăng thêm khoảng 70 – 90g/ ngày, gồm thịt, cá, trứng, sữa và một số đạm thực vật như đậu tương, đậu đỗ, lạc.
Lượng chất bột cần ở mức vừa đủ, để không gây bệnh béo bệu hoặc sâu răng cho trẻ sau này. Nguồn chất bột tốt nhất là gạo lứt. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần tăng thêm lượng rau xanh và trái cây, trong 6 tháng cuối thai kỳ cần ăn hàng ngày khoảng 500g rau xanh.
Phụ nữ mang thai nên duy trì chế độ ăn với 4 – 5 bữa cách nhau khoảng 3 tiếng đồng hồ, để bảo đảm nguồn dinh dưỡng cung cấp đều đặn cho thai nhi.
Cung cấp đủ nước cho thai phụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nước có chức năng bảo vệ mắt, não, thai nhi, tủy. Nhu cầu của phụ nữ mang thai hoảng 2 – 2,5 lít nước (về mùa hè có thể cao hơn). Uống ít nước kéo dài có thể gây táo bón, viêm đường tiết niệu, sỏi thận…
4. Bổ sung axit folic (vitamin B9)
Rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Để vitamin B9 phát huy tác dụng, cần uống trước khi có thai. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không biết được lúc nào có thai, nên tốt nhất sau mỗi lần quan hệ tình dục cần cung cấp cho cơ thể vitamin này.
Thiếu hụt axit folic có thể gây dị tật bẩm sinh về cột sống và não cho thai nhi, làm nhau thai không đủ lớn gây tổn hại tới thai nhi. Thiếu hụt axit folic còn có thể gây sảy thai và trẻ sinh thiếu cân.
Cơ thể con người không thể tự tổng hợp axit folic, nên phải được cung cấp từ nguồn thiên nhiên. Dạng tự nhiên của axit folic có sẵn trong thực phẩm, nhiều nhất ở các loại rau như cải bắp, cải bông xanh, xà lách, đậu đỗ và trong gan động vật, thịt các loại.
Tại nhiều quốc gia Châu Âu, từ lâu đã quy định, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, hàng ngày cần uống 0,4 mg vitamin B9.
Theo Eva
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét