Ông Tuấn chung sống với 4 bà và có 4 con gái (trong đó 2 người ngoài giá thú). Sau khi ông mất, qua nhiều phiên tòa, việc phân xử di sản thừa kế vẫn chưa được ngã ngũ.
>> Có nên cấm nói xấu trên facebook?
>> Uống nước chanh leo sẽ khó có con?
>> Quả mọng giảm nguy cơ đau tim
>> Uống nước chanh leo sẽ khó có con?
>> Quả mọng giảm nguy cơ đau tim
Ông Tuấn (ngụ tỉnh Tây Ninh) kết hôn với bà Song, sinh được 2 người con gái là Xuân và Thanh. Trong thời gian chung sống với vợ, ông quan hệ ngoài luồng với 2 bà và có 2 con gái là Lam và Thu. Sau khi bà Song qua đời, ông sống với người đàn bà thứ 4 cho đến khi mất vào năm 2005.
Lúc sinh thời, ông Tuấn có tạo lập khối tài sản bao gồm đất vườn, đất rẫy, nhà... Ông mất không để lại di chúc, tài sản do 2 người con gái lớn (con chung với bà Song) quản lý.
Năm 2006, 2 người con ngoài giá thú khởi kiện yêu cầu chia di sản của ông Tuấn để lại theo pháp luật về thừa kế. Theo đó, dù cha và mẹ họ không phải quan hệ vợ chồng, không công khai chung sống nhưng trong giấy khai sinh của họ, người đứng khai là ông Tuấn. "Nếu chúng tôi không phải con của ông Tuấn, nếu các chị chưa từng được nghe kể về chúng tôi thì thử hỏi có ai cho phép những người chưa từng quen biết đến nhà để tang cho cha của mình?", nguyên đơn cho hay.
Ngược lại, bị đơn không thừa nhận nguyên đơn là con của ông Tuấn, không đồng ý chia di sản thừa kế bởi khi cha họ còn sống, không nghe ông nói gì về 2 người con này. Sau khi ông Tuấn chết, hai người này mới về yêu cầu chia tài sản của cha.
Hai phần đất rẫy dù bố mẹ đứng tên nhưng hai bà có nhiều đóng góp công sức tiền của để mở rộng và cải tạo đất. Khi biết bố bị bệnh, 2 bà phải vay 400 triệu đồng để chữa chạy.
Ngày 11/4/2007, TAND huyện Châu Thành đưa vụ án ra xét xử, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn giao cho nguyên đơn mỗi người hơn 600 triệu đồng. Không đồng ý với phán quyết này, các đương sự kháng cáo.
Ngày 11/12/2008, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm, quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bản án phúc thẩm bị VKSND Tối cao kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm.
Tại bản án giám đốc thẩm, Tòa Dân sự TAND Tối cao đã hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm xét xử lại.
Ngày 11/7/2012, TAND huyện Châu Thành lại đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, nhận định các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện giấy khai sinh của bà Thu do ông Tuấn làm đơn khai sinh. Đối với bà Lam, giấy khai sinh để tên cha là ông Tuấn, người đi khai sinh cũng là ông Tuấn. Những người sống gần nhà bà Lam đều xác định ông Tuấn thường tới lui thăm.
Theo tòa, bà Xuân và Thanh thừa nhận sau khi bố chết, 2 bà Lam và Thu có về để tang. Như vậy, có đủ cơ sở xác định bà là Lam và Thu là con, được hưởng di sản do cha để lại. Sau khi trừ phần của người vợ sau cùng của ông Tuấn, công lao đóng góp của bị đơn, nguyên đơn được chia mỗi người hơn 660 triệu đồng.
Không đồng tình, nguyên đơn kháng cáo cho rằng cấp sơ thẩm xác định di sản của ông Tuấn còn thiếu và trích công sức không hợp lý làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Phía bị đơn cũng kháng cáo yêu cầu không chia di sản cho nguyên đơn. Mới đây, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm lần 2 đã tuyên giữ nguyên án sơ thẩm. Có điều, án đã tuyên nhưng các đương sự không ai hài lòng.
Theo Giadinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét