Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

Giữ ấm trong mùa đông bằng cách nào?

Giữ ấm trong mùa đông (Ảnh: Internet)
Thời tiết lạnh giá của mùa đông là một trong những mối nguy hại đối với sức khỏe.



Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể nhanh chóng bị nhiễm lạnh, suy giảm sức đề kháng và dễ mắc phải những căn bệnh như cảm, cúm, ho…

Có rất nhiều điều cần lưu ý để giữ gìn sức khỏe trong mùa đông, trong đó việc giữ ấm cho cơ thể là một trong những yêu cầu quan trọng nhất.

Muốn giữ nhiệt cho cơ thể, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây:

1. Đóng kín cửa

Điều này giúp ngăn chặn luồng không khí lạnh và những cơn gió mùa đông ở bên ngoài ùa vào đồng thời còn làm ấm không khí trong nhà. Nhờ đó, nhiệt độ trong tổ ấm của bạn sẽ cao hơn, những căn phòng trong nhà cũng ấm áp hơn.

2. Mặc áo ấm

Hãy sử dụng quần áo ấm để giữ nhiệt và mặc áo khoác khi ra ngoài trời. Cơ thể của bạn chắc chắn sẽ ấm áp và dễ chịu.

3. Tập thể dục và chơi trò chơi ngoài trời

Đi dạo, chạy bộ, tập thể dục hay tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời sẽ khiến cơ thể tỏa ra nhiều nhiệt năng. Do đó, hãy tìm kiếm nơi tập thể dục và chơi đùa. Đây không chỉ là khoảng thời gian để cơ thể vận động mà còn là cách giúp bạn cảm thấy ấm áp.

4. Ăn và uống đồ nóng

Thưởng thức những bữa ăn nóng hay ly nước ấm trong cái giá lạnh của mùa đông sẽ có ích cho cơ thể và giúp tinh thần luôn thoải mái, dễ chịu.

5. Không ăn chay

Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chính là nguồn cung cấp lượng năng lượng dồi dào, giúp cơ thể sản sinh nhiều nhiệt lượng. Trứng, cá hay thịt… luôn là những thức ăn được khuyến khích tiêu thụ trong mùa đông vì chúng giúp bạn cảm thấy thoải mái khi cơ thể tỏa nhiệt nhiều hơn.

6. Mang vớ và đi dép

Những đôi vớ và dép đi trong nhà sẽ che kín bàn chân, giữ cho chúng luôn ấm, đặc biệt là loại dép có lớp lót bằng lông - vốn có khả năng giữ nhiệt khá tốt. Nếu không giữ ấm cho chân, không khí lạnh sẽ xâm nhập vào hai bàn chân và khiến toàn bộ cơ thể lạnh cóng.

Bạn nên hạn chế các hoạt động vui chơi ngoài trời khi thời tiết đang lạnh. Khi nhiệt độ quá thấp, cơ thể sẽ khó thích ứng và rất dễ bị nhiễm lạnh nếu phải ở ngoài trời quá lâu. Do đó, bạn chỉ nên ra ngoài khi nhiệt độ đã tăng và không khí dễ chịu hơn.

Ngoài ra, cần nhận biết các khu vực nhạy cảm của cơ thể - những nơi mà bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức khi trời trở lạnh như đầu, trán, tai, tay, mũi… để có biện pháp giữ ấm cho chúng khi buộc phải đi ra ngoài. Đội mũ, mang trùm tai, đeo găng tay, choàng khăn quàng cổ… sẽ giúp cơ thể luôn được sưởi ấm.

Theo Eva

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét