Các mẹ có tin thực phẩm có tác dụng kích thích sữa mẹ không?
Sau khi sinh, mẹ nào cũng muốn con mình được bú dòng sữa mẹ ngọt ngào, giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải ai sinh xong sữa cũng về ngay và có đủ sữa cho bé bú. Eva xin giới thiệu cho các mẹ những thực phẩm dễ tìm và lợi sữa.
1. Chuối sứ
Đây là loại chuối quả to, da hơi nhám. Thịt chuối nhiều hơn so với các loại chuối khác. Trong chuối có chứa nhiều sinh tố như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như magnê, vôi, kali, sắt, phosphor, fluor và iốt. Đặc biệt, lớp men của loại quả này rất tốt, sản phụ nếu ăn chuối thường xuyên sẽ giúp tăng lượng sữa mà không sợ tăng cân.
2. Vừng đen
Sau đây là 2 bài thuốc từ vừng đen, vừa đơn giản, dễ làm lại hiệu quả.
Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn. Món cháo này vừa có tác dụng lợi sữa, vừa nhuận tràng, thích hợp với phụ nữ sau khi sinh bị táo bón, và không đủ sữa cho con bú.
Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
3. Cá diếc tươi
Cá diếc còn có tên khác là Tức ngư, phụ ngư. Là loại cá trắng nước ngọt, thân dẹt hai bên, dài khoảng 15 - 30cm. Trong thịt cá chứa 17,7% protid; 1,8% lipid; 70 mg% calci; 152 mg% phospho; 0,8mg% sắt; vitamin B1, B6¬.
Sản phụ uống canh cá diếc sẽ có tác dụng lợi sữa, giúp các mẹ có dòng sữa dạt dào cho bé yêu “măm măm”.
Trước tiên, lấy một con cá diếc tươi 500g, đánh sạch vảy, bỏ đi nội tạng. Cho cá vào nồi và bỏ thêm 6g thông thảo để nấu thành canh. Mỗi ngày ăn cá và uống canh 2 lần, liên tục uống trong 3 - 5 ngày.
5. Măng tây
Những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai được khuyên dùng măng tây thường xuyên, điều này rất tốt cho sự phát triển của bé. Măng tây còn là loại thực phẩm giúp các bà mẹ lợi sữa. Có thể dùng măng tây nấu canh, súp tùy thích.
Cần lưu ý để món ăn chế biến từ măng tây được ngon nên chọn mua măng tây thật tươi (cọng nhỏ, ngắn…). Khi chế biến nên rửa thật sạch, kỹ lưỡng. Cần chú ý, trừ sắt ra, trong lá măng chứa các thành phần dinh dưỡng thường cao hơn trong thân, do đó, khi ăn măng không được bỏ đi lá măng.
6. Rau đay
Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,...
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa có thể sử dụng bài thuốc sau: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 - 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 - 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.
7. Rau khoai lang
Luộc hoặc xào lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.
8. Hạt mùi
Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.
9. Sung
Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ. Liều dùng 10 - 20g quả và lá sắc uống hàng ngày.
10. Hạt bí
Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 - 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối.
Cách làm: bỏ vỏ lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả.
11. Lạc
Nấu cháo gạo tẻ với lạc nhân; khi cháo chín cho thêm đường phèn vừa ăn. Hoặc các mẹ nấu cháo lạc sữa cũng giúp lợi sữa hiệu quả.
Cho 150g gạo vào nồi ninh thật nhừ, khi nhừ cho thêm 50g lạc nhân chín và 250ml sữa tươi ít chất béo vào, trộn thêm đường trắng vào là được.
Mỗi ngày chia làm 2 lần vào buổi sáng và trưa hoặc buổi sáng và tối, ăn hết sau mỗi lần.
12. Đậu Hà Lan
Hay còn gọi là đậu nhỏ xanh, vị tính ngọt đắng, chứa hàm lượng photpho dồi dào, có công hiệu lợi tiểu, tiết nước bọt, giải độc, chống ỉa chảy, thông sữa. Đậu Hà Lan nấu chín hoặc mầm đậu Hà Lan giã nát vắt lấy nước sử dụng, tất cả đều có thể giúp tăng sữa.
13. Rau kim châm
Trong rau kim châm có chứa nhiều protein và một lượng lớn vitamin B1, B2… có công hiệu thanh nhiệt, lợi tiểu, chống chảy máu, xuống sữa. Có thể sử dụng để chữa trị sữa không xuống sau khi sinh nở. Hầm thịt lợn nạc với rau kim châm sử dụng, rất có công hiệu.
14. Củ niễng non
Đông y cho rằng củ niễng non có tính ngọt lạnh, có công hiệu giải độc nhiệt, chống khát, chống táo bón và thúc tiết sữa. Hiện nay củ niễng non được sử dụng nhiều để nấu với chân giò, thông thảo (hoặc ốc biển), có tác dụng thúc tiết sữa rất tốt.
15. Đậu phụ
Đậu phụ là một loại thực phẩm lợi khí, tiết nước bọt chống khô, thanh nhiệt giải độc và cũng là một loại thực phẩm tiết ra sữa. Nấu chung đậu phụ với đường đỏ, rượu nếp và nước để uống có thể tạo thêm sữa.
16. Đu đủ xanh
Đu đủ chứa nhiều protein, chất béo và các vitamin. Đu đủ xanh nấu cháo cùng móng giò từ lâu đã được biết đến như một món ăn giúp lợi sữa, thông sữa hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Mặt khác món này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.
Các mẹ có thể thay móng giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng sẽ đem lại hiệu quả tương tự ngoài ra còn giúp giảm mỡ bụng.
17. Chè vằng
Chè vằng là loại cây thân leo, mọc sâu ở trong rừng, đặc biệt là vùng núi Quảng Bình. Có 2 loại chè vằng: loại lá to thì gọi là chè vằng trâu và loại lá nhỏ gọi là vằng sẻ. Loại lá nhỏ thì uống thơm và ngon hơn. Sau khi lấy về rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống dần có tác dụng nhiều sữa, uống chè càng đặc thì sữa càng nhiều.
18. Búp dứa non
Nếu sinh con gái, rút chín búp dứa, sinh con trai, rút bảy búp, rửa sạch, cắt bỏ phần lá xanh, chỉ lấy phần búp trắng bên dưới. Chỗ búp trắng này thái nhỏ (theo kiểu hạt lựu cũng được), đem nấu với thịt nạc, hoặc canh xương. Chỗ búp dứa nấu vừa một bát nhỏ, cho sản phụ ăn hết cả nước và cái sẽ có tác dụng gọi sữa nhanh về
Theo Giadinh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét