Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Ăn gì để bé thông minh?

Axit folic có trong thực phẩm và
 dạng viên uống. (Ảnh minh họa)
Axit folic là một loại vitamin nhóm B được đánh giá là vô cùng cần thiết đối với thai nhi.



Axit folic là gì?

Nếu mỗi người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bổ sung đầy đủ axit folic hàng ngày thì khi sinh nở con cái họ có thể giảm tới 70% các khuyết tật ống thần kinh (NTDs) bao gồm dị tật bẩm sinh não và cột sống .

Axit folic là một trong nhiều vitamin nhóm B. Nó có trong các loại thực phẩm có sắn trong tự nhiên dưới dạng hợp chất folate và ở dạng tổng hợp trong viên thuốc vitamin.

Các loại rau lá sẫm màu rất giàu folate đó mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm chứa folate bao gồm nước cam, rau lá xanh, các loại đậu và ngũ cốc ăn sáng. 

Cơ thể con người dễ dàng hấp thu axit folic ở dạng tổng hợp hơn so với dạng tự nhiên.

Vai trò của axit folic

Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được lý do tại sao axit folic lại có khả năng giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh. Nhưng nó đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ gây ra các khuyết tật thần kinh, gọi tắt là NTDs với các chứng bệnh điển hình như: nứt đốt sống (nguyên nhân hàng đầu gây tê liệt ở trẻ em) và thiếu não (có khả năng gây tử vong ở trẻ sơ sinh do bộ não bị kém phát triển và thiếu xương sọ).

Không những thế axit folic còn giúp thai nhi tránh các bệnh khuyết tật tim, hở môi hoặc hở hàm ếch.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai axit folic giúp hỗ trợ sự tăng trưởng nhanh chóng của nhau thai nói riêng và sự phát triển của thai nhi nói chung. Đặc biệt là các chất dinh dưỡng hỗ trợ trong việc sản xuất DNA cho em bé.

Một nghiên cứu cho thấy nếu thai phụ bị thiếu hụt axit folic từ 2-3 lần nhiều khả năng sẽ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân hơn so với những những được cung cấp đủ axit folic.

Hàm lượng axit folic phù hợp

Nhiều tổ chức y tế đã khuyến cáo rằng trung bình một người phụ nữ cần tiêu thụ ít nhất 400 mcg dạng axit folic tổng hợp/ ngày.

Phụ nữ mang thai cần tiêu thụ 600 mcg/ngày. Hàm lượng này nên duy trì trước khi bạn có ý định mang thai bằng cách dùng vitamin tổng hợp hoặc bằng cách tăng cường ăn ngũ cốc vào bữa sáng.

Các loại thực phẩm giàu axit folic bao gồm:

-   Trái cây và nước trái cây

-   Rau lá xanh, đặc biệt là rau có màu xanh đậm như bông cải xanh.

-   Các loại đậu: đậu đỗ, đậu Hà Lan, đậu phộng…

-   Măng tây

-   Hạt hướng dương

-    Mầm lúa mì

-    Ngũ cốc ăn sáng

-    Mì sợi

-    Cơm

 -   Bánh mì

Nếu bạn đã từng sinh con nhưng bị một trong các dấu hiệu của NTDs thì trước khi sinh bé tiếp theo cần tham khảo ý kiến bác sĩ về hàm lượng axit folic nên dùng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống một lượng axit folic lớn hơn 4 mg bắt đầu ít nhất một tháng trước khi mang thai và trong tam cá nguyệt đầu tiên có khả năng làm giảm 70% nguy cơ của việc đứa trẻ thứ 2 bị NTDs.
    
 Bổ sung axit folic trước khi mang thai

Thời gian chuẩn cần bổ sung axit folic là 1 năm trước khi người phụ nữ mang thai. Điều này có thể hạn chế tối đa nguy cơ sinh non cho thai phụ từ 50-70%. Có khoảng 13% các ca sinh non hàng năm.

Vì vậy sẽ rất đáng tiếc nếu như việc mang thai của bạn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn để đứa trẻ sinh ra nhận được những dưỡng chất cần thiết.

Có nhiều cách để bổ sung axit folic cho chế độ ăn hàng ngày của chị em. Có thể bạn sẽ ăn nhiều các thực phẩm chứa folate (dạng tự nhiên của axit folic) hoặc bổ sung vitamin tổng hợp bằng cách uống thuốc.

Nhưng dù bằng cách nào thì chị em cũng cần chú ý đến ý đến hàm lượng axit folic bổ sung đã đầy đủ chưa.

Theo Eva




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét