Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Cách dân gian trị phù nề cho mẹ bầu

Phù nề là hiện tượng phổ biến khi
 mang thai (Hình minh họa)
Chứng phù nề gây cảm giác khó chịu, thậm chí là đau đớn cho mẹ bầu



Khi mang thai chị em sẽ nhận thấy cơ thể bị sưng phù, đặc biệt là ở mặt, bàn tay, chân và mắt cá. Thông thường hiện tượng này là bình thường, không gây nguy hiểm nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Sau đây Eva xin mách cho mẹ bầu một vài mẹo nhỏ “trị” chứng phù nề “khó ưa” này.

1. Canh cá chép nấu gừng tươi 

Nguyên liệu:

- 15g gừng tươi, 10g bạch truật, 15g phục linh, 10g trần bì, 10g bạch thược, 10g đương quy, cà chép 1 con khoảng 500g.

Cách làm:

- Cá chép đánh vảy và nội tạng.

- Các vị thuốc còn lại rửa sạch, bọc vào trong vải xô sạch, cho vào nấu với cá chép khoảng 1 giờ.

- Bỏ bọc thuốc, ăn cá uống canh, ăn khi đói.

2. Hạt mùi

Nguyên liệu:

- 3 thìa cà phê hạt mùi đã sao khô, 500ml nước.

Cách làm:

- Cho hạt mùi và nước vào xoong đun cho tới khi nước cạn còn một nửa thì bắc xuống.

- Các mẹ dùng nước này uống ngày 3 lần, uống vài ngày là chân sẽ giảm phù nề ngay.

Các mẹ uống nguyên nước hạt mùi được thì tốt. Nếu thấy khó uống có thể cho thêm chút đường thốt nốt vào sẽ thấy có hương vị như trà thảo mộc, dễ uống hơn.

3. Canh cá chép nấu gừng khô 

Nguyên liệu:

- 15g gừng khô, 30g đỗ trọng, 30 câu kỷ tử, cá chép 1 con khoảng 500g.

Cách làm:

- Cá chép đánh bỏ vẩy và nội tạng.

- Các vị thuốc còn lại rửa sạch, bọc vào trong vải xô sạch; cho vào nấu với cá chép khoảng 1 giờ.

- Bỏ bọc thuốc; ăn cá, uống canh, ăn khi đói.

4. Bánh phục linh, gừng và quế 

Nguyên liệu:

- 3g gừng khô, 3g quế, 30g phục linh bỏ vỏ.

Cách làm:

- Gừng và quế nghiền thành bột; phục linh cũng nghiền thành bột.

- Trộn đều 3 vị với nhau, cho thêm một ít bột mì, đường trắng vào trộn đều.

- Làm thành bánh, cho vào nồi hấp chín.

- Ăn bánh, mỗi lần khoảng 15g.

5. Nước vỏ gừng và hoàng kỳ 

Nguyên liệu:

- Vỏ gừng tươi, vỏ bí đao mỗi loại 30g, 30g vỏ phục linh, 30g hoàng kỳ, 5 quả táo tàu.

Cách làm:

- Cho các vị thuốc trên vào 500ml nước nấu đến khi còn 300ml.

- Bỏ bã, cho một ít đường trắng vào, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

6. Tương gừng, táo, nhãn lồng (long nhãn) và mật ong 

Nguyên liệu:

- 250g táo tàu, 250g long nhãn, 250 ml mật ong, 2 thìa canh nước ép gừng.

Cách làm:

- Táo tàu bỏ hạt, rửa sạch, bỏ vào nồi nhôm cùng long nhãn.

- Cho thêm nước, đun chín khoảng 7 phần thì cho nước gừng và mật ong vào đun sôi, đảo đều, để nguội, cho vào bình dự trữ, có thể ăn thường xuyên.

7. Nước râu ngô

Đun sôi râu ngô với nước, sau đó dùng uống thay nước hằng ngày cũng có hiệu quả giảm phù nề rõ rệt cho mẹ bầu. 

Ngoài ra nước râu ngô có tính mát, còn giúp bà bầu chống lại căn bệnh viêm đường tiết  niệu “đáng ghét” nữa đấy. 

8. Cá quả và bí đao

Nguyên liệu:

- Cá quả 1 con khoảng 250 g, bí đao 500 g, đậu đỏ 60, hành lá 3 cây.

Cách làm:

- Làm sạch tất cả các nguyên liệu.

- Cho tất cả vào nồi luộc chín nhừ không cho muối.

- Ăn trong ngày và ăn liên tiếp 3-4 ngày, chứng phù nề sẽ giảm.

Ngoài ra, nếu các mẹ không thích ăn cá thì chỉ cần bí đao và đậu đỏ khoảng 80g nấu canh không cho muối, ăn thay rau cũng rất tốt cho việc chữa phù nề. 

9. Hạt thì là

Nguyên liệu:

- 2 cốc nước, 1 thìa đường thốt nốt, 2 thìa hạt thì là.

Cách làm:

- Cho nước, đường thốt nốt và hạt thì là vào đun sôi lên.

- Đun cho đến khi nước cạn còn lại một nửa.

- Dùng nước này để uống 3 lần trong một ngày, sẽ giúp mẹ bầu bảo vệ đôi bàn chân khỏi chứng phù nề.

10. Nước chanh nóng
Pha một thìa nước chanh (hoặc nước cam) vào cốc nước ấm và uống hàng ngày. Cách này rất hữu hiệu để giảm chứng phù nề ở chân cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai.

11. Hạt vừng

Hạt vừng cũng có tác dụng giảm sưng phù đôi chân khi mang thai. Thả 15-20 hạt vừng chín vào một cốc nước ấm và dùng vào buổi sáng (lúc chưa ăn gì).

Ngoài ra, mẹ bầu có thể pha đường chiết xuất từ dầu cọ với nước ấm và uống hàng ngày.

12. Bí đỏ

Hạt bí đỏ khô 20gr, bóc vỏ lấy nhân (giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát, cho thêm nước sôi và đường trắng đủ dùng, mẹ bầu nên pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng, uống liền trong 3 ngày sẽ có hiệu quả.

13. Dưa hấu

Trong dưa hấu có chứa nhiều chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt giàu các chất khoáng vi lượng như canxi, sắt, magie, axit folic, là một sinh tố nhóm B cần cho sự tạo máu tác dụng hạ nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc cho gan, tốt cho phụ nữ mang thai.

Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tan sưng, thường xuyên ăn sẽ giúp tăng bài tiết, từ đó đào thải ra lượng nước dư thừa trong cơ thể, giúp tiêu trừ sưng phù ở chân cho mẹ bầu.

Lưu ý

Khi bị phù nề, mẹ bầu nên giảm ăn mặn bởi ít nhiều chứng phù chân ở phụ nữ mang thai có liên quan đến việc ăn mặn. Vì vậy, thai phụ cần giảm lượng muối đưa vào cơ thể và uống đủ nước giúp cơ thể thải hết độc tố ra ngoài, tránh gây phù nề lên chân tay. Ngoài ra, cần tránh uống các loại nước có chứa cồn, cafein...

Theo Eva


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét