Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Tận mắt lò giết mổ lợn trước Tết

 Tận mắt lò giết mổ lợn trước Tết
Giết mổ vẫn chưa đúng quy định ATTP, thịt lợn “khỏa thân” không được che đậy vẫn được chở bằng xe máy ra chợ, chân lợn quét đất…


Phóng viên đã theo chân đoàn kiểm tra liên ngành gồm Thanh tra Sở NN-PTNT và Công an TP Hà Nội trong chuyến kiểm tra ATTP tại cơ sở giết mổ gia súc tập trung Thịnh An - Vạn Phúc, Thanh Trì. Tại thời điểm kiểm tra, lò mổ đang có 22 hộ đang giết mổ tấp nập.

Vẫn còn 7 hộ giết mổ lợn ngay trên sàn nhà không đảm bảo tiêu chuẩn ATTP

Đã có 19 ô giết mổ được đầu tư sàn giết mổ bằng inox không gỉ, giúp thoát nước tốt

Các xe nối đuôi nhau chở lợn đã giết mổ ra các chợ nội thành Hà Nội,
 phân mảnh thịt và bán lẻ.

Cán bộ thanh tra kiểm tra một hộ không giết mổ trên sàn inox mà giết mổ trên sàn nhà. Ông Phạm Khắc Diến, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT đã nhắc nhở đơn vị quản lý cần khắc phục tình trạng này và phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho người giết mổ.

            Lợn đã giết mổ xong được xếp lên xe vận chuyển ra các chợ.

Nội tạng vứt ngay trên sàn nhà rất mất vệ sinh. Người giết mổ thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động; nước, tiết và lông chưa được xử lý triệt để.

                                                 Vận chuyển bằng xe ba gác…

Bằng xe máy…

3-5 con được chất chồng trên xe, không che đậy, chân và mõm lợn quét đất kéo lê dọc đường.

Các xe tấp nập chở lợn đã giết mổ ra các chợ lẻ bán buổi chợ sớm, không xe nào có che đậy đúng tiêu chuẩn, thậm chí có xe tranh thủ chở người ngồi sau đi cùng một chuyến.

Việc kiểm tra cơ sở giết mổ Thịnh An nằm trong kế hoạch thanh kiểm tra ATTP dịp Tết Nguyên Đán của Sở NN-PTNT. Ngoài cơ sở này, Đoàn Thanh tra sẽ tiếp tục kiểm tra các cơ sở khác. Ông Phạm Khắc Diến, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho hay: “Đợt kiểm tra, kiểm soát này nhằm đảm bảo không có thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo ATTP ra thị trường. Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm những cơ sở giết mổ, chế biến không đảm bảo, vi phạm”.

Với cơ sở giết mổ Thịnh An, ông Diến đã nhắc nhở đơn vị quản lý cần khắc phục ngay việc vận chuyển lợn trần, không đảm bảo yêu cầu, mất mỹ quan, đồng thời, người tham gia giết mổ phải được trang bị bảo hộ lao động đảm bảo theo quy định. Cơ sở giết mổ này gồm mộ số hộ giết mổ từ lò mổ Thịnh Liệt sau khi đóng cửa chuyển về, công suất trung bình mỗi ngày giết mổ khoảng 1.100 con.

Theo Quy định tạm thời tiêu chí cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm UBND TP. Hà Nội ban hành năm 2012, cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y. Phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; có cổng riêng biệt để xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật; đường đi trong cơ sở phải lát gạch hoặc bằng bê tông.

Cơ sở giết mổ phải có khu vực riêng nhốt động vật chờ giết mổ; khu vực riêng để giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; Có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu, phòng làm việc cho cán bộ thú y.

Cơ sở giết mổ cũng phải có khu vực cất giữ phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ, sơ chế, khu nghỉ cho người làm việc để tránh sự ô nhiễm và lây nhiễm chéo; đảm bảo độ thông thoáng, đủ ánh sáng phục vụ thao tác giết mổ và kiểm tra thú y vào ban đêm. Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.

Nước thải của cơ sở sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường trước khi xả ra môi trường. Điều kiện áp dụng đối với cơ sở giết mổ là phải đạt công suất giết mổ từ 20 con trâu, bò, ngựa/ngày trở lên; hoặc từ 100 con lợn/ngày trở lên; hoặc từ 500 con gia cầm/ngày trở lên.

Theo Eva

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét